Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan phức tạp, vắc xin Covid-19 chưa đủ độ bao phủ cộng đồng thì người lớn cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ các vắc xin phòng các bệnh như: Cúm, viêm phổi, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi – quai bị – rubella… để bảo vệ bản thân, gia đình và chặn đứng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát do trì hoãn tiêm chủng.
Người lớn rất cần được tiêm vắc xin đầy đủ, nhưng phần đông trong số họ đều lầm tưởng vắc xin chỉ dành cho trẻ em, phụ nữ trước khi mang thai.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, tiêm vắc xin là biện pháp miễn dịch chủ động đặc hiệu, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể, nhằm chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Ngày nay, rất nhiều vắc xin đã được sử dụng tiêm phòng cho trẻ em, nhưng hầu hết người lớn chưa được chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt là thế hệ sinh trước 1985, khi nước ta chưa triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đồng thời, theo thời gian, đáp ứng miễn dịch một số vắc xin sẽ giảm dần, nên đến tuổi trưởng thành, người lớn cần tiêm một số mũi vắc xin nhắc lại để kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao tính bảo vệ. Bên cạnh đó, nhiều bệnh truyền nhiễm chỉ mới xuất hiện như Covid-19 gây ra do virus Sars-Cov-2, nhiều quốc gia chỉ mới sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 và thử nghiệm lâm sàng ở nhóm người trưởng thành.
Bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, người lớn cần phải tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, người cao tuổi mắc bệnh nền phải chủ động tiêm vắc xin vì nếu không có kháng thể, khi họ mắc bệnh truyền nhiễm sẽ có nhiều biến chứng nặng hơn, nhập viện điều trị tốn kém dai dẳng hơn, thậm chí tử vong.
Người lớn tiêm phòng đầy đủ sẽ bảo vệ gia đình vì phần lớn bệnh truyền nhiễm sẽ lây lan trong gia đình. Người lớn mắc bệnh truyền nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa, phụ nữ có thai và người cao tuổi có bệnh lý nền tim mạch, phổi mãn tính, huyết áp…
Đại dịch Covid-19 chưa thể chấm dứt, nhưng nhiều loại vắc xin ngừa Covid-19 đã được sản xuất để phòng bệnh cho người trưởng thành. Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua các nguồn khác nhau, số vắc xin này đang được Chính phủ phân bổ cho các đơn vị địa phương tiến hành tiêm cho đối tượng thuộc danh sách ưu tiên (người trên 18 tuổi)
Mỗi quốc gia sẽ cần ít nhất 70% đến 85% dân số được chủng ngừa vắc xin Covid-19 mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng và kiểm soát dịch bệnh. Do đó, người lớn thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cần đăng ký tiêm ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng và đồng hành cùng nhà nước để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Trì hoãn, kén chọn có thể “phá nát” vai trò của tiêm chủng, bỏ qua cơ hội tiêm vắc xin Covid-19 bảo vệ bản thân và cộng đồng vì:
Có thể tình hình hiện tại, vắc xin ngừa Covid-19 đang “nhỏ giọt” tại Việt Nam, nhưng chúng ta thật may mắn khi đã có hàng chục loại vắc xin chống lại những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác dành cho trẻ em và người lớn, bảo vệ khỏi các biến chứng nghiêm trọng của Covid-19 và không cần đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “VNVC hiện cung cấp đủ các loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn như: Influvac 0.5ml (Hà Lan), (Hàn Quốc), Vaxigrip 0.5ml (Pháp) và Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam). Người lớn nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm định kỳ mỗi năm 1 lần để bảo vệ bản thân vì cúm mùa là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây nên đại dịch”.
Chúng ta không nên xem nhẹ bệnh cúm vì virus cúm có thể gây biến chứng viêm não, viêm phổi, nặng hơn là gây tử vong ở người già và những người có yếu tố nguy cơ cao như người mắc các bệnh phổi mãn tính. Trước đây, tại thời điểm thế giới chưa nghiên cứu được vắc xin ngừa Covid-19 thì các chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã khuyên người trưởng thành và trẻ em nên ưu tiên chọn tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm.
Vắc xin cúm có mối liên quan mật thiết với Covid-19, theo nghiên cứu mới nhất, người được tiêm chủng vắc xin cúm đầy đủ có tỷ lệ dương tính với Covid-19 thấp hơn, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm nhu cầu thở máy và tỷ lệ chăm sóc đặc biệt do Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 không tiêm phòng cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao; nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao đến 45%. Người chưa tiêm vắc xin cúm cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và cấp cứu hơn.
Vắc xin phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn gây ra được khuyến cáo là vắc xin thiết yếu cho cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin phế cầu tiêm được cho đối tượng người trưởng thành là vắc xin Prevenar-13 (Anh).
Vắc xin Prevenar-13 dành cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi 13 tuýp vi khuẩn phế cầu nguy hiểm nhất gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa.
Người trưởng thành, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính cần tiêm một mũi vắc xin Prevenar-13 để có thể bảo vệ trọn đời khỏi các tuýp phế cầu nguy hiểm.
Không chỉ trẻ em, vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella có khả năng phòng bệnh cao lên đến 95% cho cả người lớn. Đặc biệt là phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm phòng sởi – quai bị – rubella để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu mẹ chẳng may mắc bệnh khi mang thai.
Hiện tại, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella là MMR II (Mỹ), MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ) Đối với vắc xin MMR II (Mỹ), người lớn, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính cần một mũi tiêm để được bảo vệ…
Bệnh thủy đậu gây ra những thương tổn trên da, với triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn sau đó hình thành bóng nước, vỡ và dễ nhiễm trùng, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ để lại sẹo, thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thận cấp, viêm phổi, viêm màng não…
Để phòng bệnh thủy đậu, ngoài trẻ em, người lớn cũng cần tiêm ngừa, nhất là những ai chưa có miễn dịch với virus thủy đậu. Hiện nay, VNVC có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu đó là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn nên chủng ngừa 2 mũi.
Trước khi có vắc xin, bạch hầu – ho gà – uốn ván là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nhiều “cái chết đen” ám ảnh nhân loại. Trong khi bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30% người mắc bệnh bạch hầu thể nặng có biến chứng viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, suy tim, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì ho gà rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong. Bệnh uốn ván do một vi khuẩn thường tìm thấy trong đất gây nên, khi xâm nhập vào cơ thể chúng có chất độc tấn công hệ thần kinh con người gây co thắt cơ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vắc xin là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hữu hiệu, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất, vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván có thể dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn.
Bệnh do não mô cầu khuẩn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis. Vi khuẩn thường cư trú ở bề mặt niêm mạc của vùng hầu họng của người mang mầm bệnh và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết đường hô hấp. Hiện nay, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có khoảng 12 nhóm huyết thanh phân loại dựa vào đặc tính của vỏ polysaccharide, trong đó các tuýp A, B, C, Y, X, và W hay gây bệnh thường gặp trên thế giới. (1)
Tại Việt Nam các tuýp A, B, C, Y và W-136 là các tuýp thường xuyên gây bệnh. Bệnh viêm màng não do não mô cầu rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán, có khả năng gây tử vong nhanh với tỷ lệ 50% nếu không được điều trị kịp thời, ngay cả khi được phát hiện và điều trị thì tỷ lệ tử vong cũng chiếm tới 15%.
Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là chủ động tiêm ngừa vắc xin. Chúng ta có vắc xin Menactra (Mỹ)giúp tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do vi khuẩn não mô cầu các nhóm A, C, Y, W-135 gây ra như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi cần tiêm vắc xin này để bảo vệ khỏi vi khuẩn não mô cầu, tránh di chứng không đáng có. Theo thống kê, có khoảng 20% trường hợp nhiễm bệnh viêm màng não do não mô cầu dù may mắn sống sót nhưng để lại những di chứng nghiêm trọng suốt đời như chậm phát triển tinh thần, mất thính lực 2 bên, giảm vận động, co giật, suy giảm thị lực, não úng thủy…
Ngoài viêm màng não do não mô cầu tuýp A,C,Y,W-135, bệnh viêm não mô cầu tuýp B và tuýp C cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng màng não và tổn thương não, tỉ lệ tử vong ở người mắc bệnh này chiếm khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị. Bệnh lưu hành ở mọi nơi trên thế giới có khả năng phát tán và gây thành dịch.
Hiện Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh với tên gọi Mengoc-BC (Cu Ba) giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và C.. Vắc xin này dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi. Đặc biệt, vắc xin được khuyến cáo nên tiêm cho nhóm đối tượng người lớn tham gia hoạt động chăm sóc trẻ em, trường nội trú, doanh trại quân đội, hoặc người thành thị và cộng đồng có trường hợp nhiễm não mô cầu tuýp B và C.
Viêm gan A (Hepatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A, bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến suy gan, viêm tụy, thậm chí suy tim. Trong khi đó, bệnh viêm gan B nếu không điều trị kịp thời sẽ gây xơ gan, ung thư gan. Hiện tại, 2 bệnh viêm gan trên đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin.là vắc xin Twinrix (Bỉ). Trẻ trên 16 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin Twinrix đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi tác nhân gây bệnh viêm gan A+B.
HPV (Human Papilloma Virus) là loại virus lây nhiễm qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và có thể tồn tại trong cơ thể người thời gian rất lâu trước khi phát triển thành bệnh. HPV nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ung thư cổ tử cung.
Những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60 mắc ung thư cổ tử cung gia tăng nhanh chóng. Do bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên, cách duy nhất để phòng tránh là tiêm ngừa vắc xin.
Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC có vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là Gardasil (Mỹ). Vắc xin Gardasil được tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi để phòng ung thư cổ tử cung do 4 tuýp HPV 6, 11, 16, 18 và các bệnh gây ra do virus HPV như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn…
Bệnh tả là một dịch bệnh rất đáng sợ bùng phát toàn thế giới vào thế kỷ 19, bản thân con người có kháng thể có thể được kích hoạt để đánh bại bệnh tả, tuy nhiên cơ thể không thể đợi được đến lúc cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch vì bệnh tả gây tiêu chảy, mất nhiều nước, và dẫn đến tử vong.
Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu người nhiễm. Từ năm 1910-1938, hàng năm số bệnh nhân mắc tả được thông báo dao động từ 5.000 – 30.000 người. Từ năm 1993 -2004, dịch xảy ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với khoảng vài nghìn ca bệnh được báo cáo hàng năm.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn có thể xuất hiện trong cộng đồng, đặc biệt các tỉnh sau mùa mưa lũ. Để ngăn chặn dịch tả, Việt Nam đã có vắc xin tả uống (mORCVAX) dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Để được miễn dịch cơ bản chúng ta chỉ cần uống 2 liều, mỗi liều cách 14 ngày sẽ được bảo vệ trong vòng 24 tháng. Sau đó, trước mùa dịch tả vẫn phải uống theo phác đồ 2 liều.
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn (Salmonella Paratyphi) gây nên trạng thái nhiễm độc toàn thân kèm theo tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.
Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên dễ bùng phát vào mùa hè từ tháng 6-8. Hiện nay thương hàn vẫn còn là bệnh phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nam Mỹ. Hàng năm, thế giới có khoảng 33 triệu người mắc thương hàn và trong đó tử vong khoảng 1,5 triệu ngời. Cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn như Typhim VI (Pháp), Typhoid Vi (Việt Nam).
Rất nhiều người dân quan tâm và đặt câu hỏi người lớn nên tiêm vắc xin ở đâu uy tín? Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng cho người lớn, người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…) Quý khách có thể liên hệ tổng đài 028 7102 6595, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Hiện tại, do dịch Covid-19 nên số trẻ em và người lớn đi tiêm chủng tại Việt Nam đang giảm mạnh. Sự trì hoãn tiêm chủng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm như thủy đậu, viêm màng não, sởi… và gây thêm sức ép cho lực lượng y tế vốn đang quá tải vì gồng sức chống dịch.
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính, người dân chỉ tập trung chờ vắc xin Covid-19 trong khi nhiều bệnh từng là đại dịch toàn cầu nay đã có vắc xin phòng hiệu quả, an toàn thì lại bị bỏ qua, lãng quên hoặc thậm chí từ chối. Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, số lượng trẻ em và người lớn tiêm chủng trên toàn hệ thống từ đầu năm 2021 giảm gần 50% so với năm 2020. Trong khi, các chuyên gia y tế khuyến cáo, Covid-19 có thể kéo dài, các bệnh nào phòng được bằng vắc xin thì người dân cần chủ động tiêm phòng trước.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng trong thời điểm dịch bệnh, Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục duy trì và siết chặt hơn nữa việc rà soát, sàng lọc, phân luồng Khách hàng ngay từ khâu đón tiếp theo các quy định sau:
Hệ thống VNVC luôn có đầy đủ tất cả các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn. Khách hàng, đặc biệt là người lớn cần chủ động đăng ký tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc, nhất là trong mùa dịch Covid-19.
Vắc xin phế cầu Prevenar 13 tạo miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid-19, chống viêm phổi xâm lấn, bảo vệ lá phổi tối ưu cho...
Xem ThêmTiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi cần chú ý các vấn đề chăm sóc trước, trong và sau tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng, buổi...
Xem ThêmDi chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Nhiều bệnh nhân thậm chí phải tái nhập viện để...
Xem ThêmVirus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không ngừng biến đổi tạo ra những biến thể mới nhằm phá hủy hàng rào phòng vệ là hệ miễn dịch của...
Xem ThêmEvusheld là thuốc kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca đã được FDA cấp phép phê duyệt khẩn cấp. Evusheld có thể tạo...
Xem ThêmKháng thể đơn dòng được xem là loại “vắc xin tức thì” đưa kháng thể được tạo sẵn vào cơ thể và sản sinh kháng thể chỉ...
Xem Thêm