Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trước diễn biến vô cùng phức tạp của COVID-19, cảnh báo nhiều ca F0 chưa rõ nguồn lây và sự xuất hiện của biến chủng mới, TP.HCM đã có những chỉ đạo khắt khe hơn công tác phòng chống dịch. Qua đó, UBND TP.HCM đã ký Chỉ thị 10/CT-UBND quyết định đóng cửa chợ tự phát, tạm dừng vận chuyển hành khách công cộng và không được tụ tập quá 3 người. Dưới đây là toàn bộ thông tin về Chỉ thị số 10 của TP.HCM.
Giãn cách xã hội là một loạt các phương pháp yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, tránh tụ tập nơi đông người và giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m, đây được xem là cách hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng.
Chỉ thị số 10 là quyết định được ban hành trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 và tăng cường thêm các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn. Chỉ thị số 10 đồng thời thực hiện mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, bảo vệ thành phố, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường.
Chỉ thị số 10 được ký vào tối ngày 19/6/2021, trong bối cảnh dịch bệnh tại thành phố ghi nhận hơn 1.346 ca mắc với nhiều chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là những ca bệnh chưa rõ nguồn lây.
Chỉ thị số 10 của TP.HCM được ban hành nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối tuân thủ nghiêm các quy định, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường các biện pháp trọng tâm sau:
Ngoài ra, Chỉ thị số 10 còn yêu cầu tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách công cộng, hạn chế di chuyển của người dân. Vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón công nhân, chuyên gia doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn chống dịch.
Trước khi Chỉ thị số 10 của TpHCM được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai chỉ thị về vấn đề giãn cách xã hội là: Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg. Trong đó, TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo Chỉ thị 16, quyết định được thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 31/5/2021.
Chỉ thị số 15/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 27/3/2020 yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, tránh tụ tập nơi đông người. Cụ thể, Chỉ thị số 15 yêu cầu người dân:
Chỉ thị số 16/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/3/2020. Theo đó, Chỉ thị 16 nâng mức giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị số 15 được ban hành trước đó và có một số điểm khác biệt nhất định so với Chỉ thị số 10 như sau:
Tính đến ngày 18/6/2021, Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca (Vương Quốc Anh), khoảng 14 – 20% tỷ lệ người có phản ứng sau tiêm, con số này tương đương với khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). (1)
Trong năm 2021, Việt Nam cần tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 70 triệu người từ 18 tuổi trở lên (đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin COVID-19), nếu đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70% số này, nước ta sẽ đạt miễn dịch cộng đồng.
Xem thêm tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam và thế giới tại đây.
Tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC quyết định chuyển giao toàn bộ số vắc xin này cho Bộ Y tế với giá chuyển nhượng vắc xin bằng đúng giá mà VNVC mua từ AstraZeneca để phục vụ cho những người cán bộ tuyến đầu chống dịch. Mọi chi phí phát sinh để có thể mua vắc xin và mang về nước, cho đến khi chính thức chuyển giao cho Bộ Y tế được VNVC tự chi trả với ước tính chi phí hàng trăm tỷ.
Đến nay, VNVC đã đưa về Việt Nam tổng cộng 405.200 liều vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Dự kiến trong những tháng tiếp theo, VNVC sẽ tiếp tục nhận thêm hàng triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca mỗi tháng.
Không chỉ là đơn vị tư nhân duy nhất nỗ lực mang vắc xin COVID-19 về cho Đất nước, kịp thời cùng Bộ Y tế triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch, Hệ thống tiêm chủng VNVC còn đóng góp sức người, sức của, cử 100 đội tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc vắc xin COVID-19 tại TP.HCM, gồm 350 nhân viên y tế tinh nhuệ nhất (bao gồm 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng và 50 nhân viên hỗ trợ) đến từ 10 trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP.HCM, trở thành đơn vị có đóng góp đông nhất trong chiến dịch tiêm chủng toàn thành phố lần này.
Để tham gia chiến dịch lịch sử, tất cả bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, chứng chỉ hành nghề, được đào tạo quy trình an toàn tiêm chủng và đã tiến hành tiêm chủng vắc xin cho hàng triệu khách hàng tại các trung tâm VNVC. Đặc biệt đa phần trong số đó đều có kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin COVID-19 đợt 1 được triển khai từ ngày 8/3/2021.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng phức tạp trong thời gian tới, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phòng, chống dịch tại các trung tâm và tuân thủ theo Chỉ thị số 10 của TP.HCM đã được Chính phủ ban hành.