Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trên các diễn đàn điện tử về y khoa, nhất là những bậc phụ huynh có con nhỏ bị mắc sốt xuất huyết. Vậy sốt xuất huyết có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Có những cách điều trị nào?
Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue với tác nhân lây truyền là muỗi Aedes mang bệnh. Muỗi cái Aedes mang bệnh sẽ hút máu của vật chủ bị nhiễm virus Dengue sau đó ủ bệnh trong cơ thể và truyền bệnh cho người khỏe mạnh thông qua vết đốt bởi tuyến nước bọt có chứa virus Dengue.
Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra chủ yếu ở các khu vực quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Điển hình tại Việt Nam, bệnh có thể lưu hành quanh năm và có nguy cơ bùng phát thành dịch, thậm chí là đại dịch và diễn biến khó lường, phức tạp vào mùa mưa – thời điểm sinh sản cao điểm của muỗi. (1)
Tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng hay khả năng miễn dịch riêng biệt của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ dài hay ngắn. Thông thường, bệnh sốt xuất huyết thường có diễn tiến rất nhanh chóng và các triệu chứng trở nên nặng hơn qua từng giai đoạn. Sau khi xuất hiện những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ thường giảm dần và khỏi hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, gần như không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong giai đoạn ủ bệnh này, nếu có cũng rất mờ nhạt, khiến người bệnh lơ là, chủ quan.
Khi nhiễm bệnh, cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ ràng ngay sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc. Các triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 đến 10 ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phương pháp theo dõi, chăm sóc bệnh tình của người thân. Trong thời kỳ phát bệnh, sốt xuất huyết được chia làm các giai đoạn như sau:
Sau khi bị muỗi vằn Aedes mang virus Dengue đốt, virus sẽ xâm nhập vào máu và lây lan ra khắp cơ thể theo đường huyết mạch trong khoảng từ 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày (trung bình là từ 4 đến 7 ngày). Sức đề kháng và cơ địa của mỗi người sẽ quyết định đến thời gian ủ bệnh ngắn hay dài. Hầu hết mọi bệnh nhân sốt xuất huyết đều sẽ không biết mình mắc bệnh vì trong giai đoạn này, cơ thể sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường đặc trưng nào.
Ở giai đoạn này, triệu chứng điển hình là sốt, người bệnh bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C, không có dấu hiệu hạ sốt ngay cả khi uống thuốc hạ sốt. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày và có thể có hai giai đoạn gồm giai đoạn sốt cao và giai đoạn hạ sốt. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu dữ dội; đau sau hốc mắt; đau cơ, khớp và xương; ban dát hoặc dát sẩn; và các biểu hiện xuất huyết nhỏ, bao gồm chấm xuất huyết, bầm máu, ban xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, tiểu tiện ra máu…
Một số bệnh nhân bị ban đỏ vùng hầu họng và mặt trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi khởi phát. Các dấu hiệu cảnh báo tiến triển thành sốt xuất huyết nặng xảy ra ở giai đoạn sốt muộn, xung quanh thời điểm hạ sốt và bao gồm nôn mửa dai dẳng, đau bụng dữ dội, tích tụ dịch, chảy máu niêm mạc, khó thở, thờ ơ và bồn chồn.
Đối với trẻ em ở giai đoạn sốt, triệu chứng thường gặp là sốt cao đi kèm đau bụng dữ dội và đau họng. Trẻ sẽ hạ sốt sau 3 ngày, đến ngày thứ 8 sẽ xuất hiện các tình trạng xuất huyết nhẹ như chảy máu mũi hay chấm xuất huyết trên da. Khi trẻ hạ sốt hoặc hoàn toàn hết sốt, các nốt phát ban đỏ ở thân mình sẽ xuất hiện và sau đó lan nhanh đến tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân và mặt, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết bắt đầu từ lúc giảm sốt (từ ngày 3 đến ngày 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên) và thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thứ phát với biểu hiện cô đặc máu và hạ tiểu cầu.
Hầu hết, các bệnh nhân đều cải thiện về mặt lâm sàng trong giai đoạn này nhưng vẫn có các triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải, gồm có:
Sau từ 1 đến 2 ngày kết thúc giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ hết sốt hoàn toàn, huyết áp ổn định, lợi tiểu, thèm ăn. Lúc này, triệu chứng rò rỉ huyết tương giảm xuống, chỉ số hồng cầu trong máu được ổn định, số lượng bạch cầu khỏe mạnh tăng lên và số lượng tiểu cầu trong máu được phục hồi nhanh chóng. Ở giai đoạn phục hồi, sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn hồi phục vẫn cần được thực hiện nghiêm túc, đúng cách, cẩn thận, không được chủ quan trước những triệu chứng bất thường dù là nhỏ nhất vì nguy cơ bị suy tim hoặc phù phổi là rất cao nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
CÓ. Sốt xuất huyết có thể tự khỏi, tuy nhiên điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và giai đoạn bệnh. Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và được chăm sóc sức khỏe đúng cách, sốt xuất huyết sẽ tự khỏi và hồi phục mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ của bác sĩ.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh vẫn sẽ tự khỏi nhưng sẽ khó khăn và lâu dài hơn. Dù ở trường hợp nào, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng cần được thăm khám kịp thời và kỹ lưỡng để đánh giá, xác định được tình trạng và giai đoạn bệnh lý cụ thể để có thể đưa ra những phương pháp chăm sóc và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất đa dạng, được chia ra thành 3 mức độ rõ rệt từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, cơ thể người bệnh hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường hoặc có những không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết dù đang ở giai đoạn triệu chứng nhẹ cũng cần được thăm khám, chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý để nhanh chóng đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Theo đúng chu trình, bệnh sẽ đột ngột tiến triển thành tình trạng nặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, xuất huyết nội tạng, tổn thương gan thận nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hết sốt không phải là hết bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh sốt xuất huyết đang chuẩn bị tiến sang giai đoạn nghiêm trọng – giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết.
Sau từ 2 đến 7 ngày khi giai đoạn sốt kết thúc, bệnh nhân sốt xuất huyết hầu hết hạ sốt hoặc thậm chí hết sốt hoàn toàn, các triệu chứng lâm sàng trở nên khả quan và sức khỏe trở nên ổn định và “khởi sắc” hơn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn chỉ số tiểu cầu trong máu bị giảm mạnh, khiến cho tình trạng thoát huyết tương trở nên trầm trọng hơn, xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và các triệu chứng của bệnh. Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, phát ban,… nếu mức độ bệnh nhẹ. Tràn dịch màng phổi, chảy máu nội tạng, sốc sốt xuất huyết, xuất huyết dưới da hoặc thậm chí tử vong nếu mức độ bệnh nghiêm trọng.
Do đó, hết sốt không đồng nghĩa với hết bệnh, cần phải chăm sóc người bệnh chu đáo và đúng cách sau khi hết sốt. Tích cực theo dõi và ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để tiếp nhận sự thăm khám và điều trị kịp thời của các bác sĩ nếu cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường.
HOÀN TOÀN SAI LẦM. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue với 4 chủng virus sở hữu cấu trúc kháng nguyên khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Mỗi lần nhiễm bệnh, người bệnh chỉ bị lây nhiễm bởi duy nhất 1 chủng virus Dengue, sau khi khỏi bệnh, cơ thể đã tự hình thành nên một hệ miễn dịch cùng các kháng thể tự nhiên có khả năng chống lại sự xâm nhập của chủng virus tương ứng đó. Những lần tới, 1 trong 3 chủng virus Dengue còn lại vẫn có thể xâm nhập và gây hại trong cơ thể người bệnh.
Vì thế, với 4 loại huyết thanh riêng biệt của virus Dengue, một người có thể bị mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, tuyệt đối không được chủ quan trong các công tác phòng bệnh.
Xem thêm: Sốt xuất huyết có bị lại không? Sốt xuất huyết bị mấy lần?
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu nào, các loại thuốc hiện nay chủ yếu hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm phát triển. Để bệnh nhân sốt xuất huyết dược điều trị thuận lợi và mau chóng phục hồi, cần phải:
Không phải hết sốt là đã khỏi bệnh, hết sốt mới là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh phải trải qua đủ 3 giai đoạn của sốt xuất huyết mà không gặp phải bất cứ biến chứng nào mới khỏi bệnh hẳn. Các dấu hiệu nhận biết bệnh nhân sốt xuất huyết khỏi bệnh gồm có:
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Trung bình từ 7 đến 10 ngày sốt xuất huyết sẽ tự khỏi nếu người bệnh được chăm sóc chu đáo, cẩn thận và đúng cách. Tuy nhiên, không được lầm tưởng rằng hết sốt là khỏi hẳn bệnh mà đó là khởi đầu cho giai đoạn nghiêm trọng và nguy hiểm hơn của sốt xuất huyết. Vì thế, tuyệt đối không được chủ quan, phải tăng cường theo dõi và chăm sóc người bệnh, đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng bất lợi để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm