Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Xét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến hành các liệu pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều phương pháp xét nghiệm, vì thế bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 5 phương pháp xét nghiệm cúm A H1N1 chính xác nhất hiện nay.
Virus cúm A H1N1 (Influenza virus), thuộc họ Orthomyxoviridae, có tên khoa học là pdm09 (A), chúng sở hữu bộ gen RNA. Tên gọi H1N1 của loại virus này bắt nguồn từ việc trên vỏ virus có protein kháng nguyên là Hemagglutinin nhóm 1 (H1) và Neuraminidase nhóm 1 (N1).
Đây là virus phát triển trên lợn đầu tiên, sau đó là chim, thủy sản hoang dã, gia cầm và một số loài động vật có vú khác. Chúng có khả năng lây lan rất nhanh chóng và mạnh mẽ, dễ dàng phát triển thành dịch hoặc đại dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Virus cúm A H1N1 có đường lây nhiễm rất đơn giản qua đường hô hấp và tiếp xúc. Thời gian ủ bệnh của loại virus này dao động khoảng từ 1 đến 2 tuần và 1 ngày trước khi khởi phát bệnh, virus cúm A H1N1 bắt đầu phát tán mạnh mẽ, gây bệnh nhanh chóng và có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Cần làm xét nghiệm cúm A H1N1 để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời vì loại cúm này rất dễ lây từ người sang người, chúng có nhiều biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong rất cao. Xét nghiệm cúm A H1N1 là cách duy nhất để xác định có mắc bệnh hay không.
Theo điều tra dịch tễ, virus cúm A là chủng virus gây bệnh cúm mùa phổ biến nhất và là mầm mống của nhiều đại dịch lớn trên toàn cầu. Mức độ phổ biến và nguy hiểm của chủng này còn cao hơn rất nhiều lần so với chủng B và C. Trong đó, chủng virus H1N1 là chủng virus cúm mùa nhóm A lưu hành ở người thường gặp nhất, vừa có thể lây từ người sang người và lây từ động vật sang người.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), ước tính có đến hơn 60,8 triệu ca mắc bệnh cúm mùa và có đến 575.400 ca tử vong do cúm A H1N1 gây ra vào năm đầu tiên của đại dịch cúm H1N1 năm 2009 (1). Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm hàng năm, có khoảng 10% trường hợp cúm dương tính với virus cúm nhóm A H1N1.
Theo nhiều thống kê, có khoảng 75% các ca nhiễm cúm đều không xuất hiện triệu chứng điển hình như ho, sốt hay đau nhức. Vì thế, bệnh rất khó phát hiện, khiến người bệnh nhanh chóng tiến đến giai đoạn trầm trọng và khó cứu chữa hơn. Đây là lý do giải thích cho việc tại sao cần phải làm xét nghiệm cúm H1N1 trước khi quá muộn.
Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng điển hình của cúm A H1N1 thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Vì thế, cần xét nghiệm cúm A H1N1 ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang bùng phát. Việc xét nghiệm và chẩn đoán, đánh giá kịp thời giúp bác sĩ chỉ ra hướng điều trị hiệu quả nhất, điều này không chỉ giảm chi phí điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm đối với mỗi cá nhân mà còn chặn đứng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch trong cộng đồng.
Cần đề cao sức khỏe của bản thân, để ý theo dõi tình trạng sức khỏe và nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm cúm khi xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh cúm như sốt cao, ớn lạnh, viêm họng, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy,… kèm theo những yếu tố sau đây:
Sau đây là 5 phương pháp xét nghiệm cúm A H1N1 cho ra kết quả chính xác nhất hiện nay gồm:
Xét nghiệm cơ bản thường được thực hiện đầu tiên để kiểm tra tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân cũng như dự đoán và phát hiện những biến chứng nguy hiểm để có thể kịp thời can thiệp và ngăn ngừa từ sớm. Các xét nghiệm cơ bản bao gồm:
Dịch hô hấp và đặc biệt dịch hầu họng là nơi virus cúm A H1N1 tồn tại và phát triển, nên các bác sĩ thường sử dụng phương pháp xét nghiệm dịch hầu họng để chẩn đoán bệnh cúm.
Xét nghiệm Real Time RT-PCR là một phương pháp xét nghiệm mang lại kết quả có độ chính xác cao nhất hiện nay, được ví như là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh cúm mùa nói chung và cúm A H1N1 nói riêng. Đây là phương pháp được kiểm chứng và phê duyệt vào tháng 9/2011 bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Trong nhiều trường hợp bệnh cúm diễn biến phức tạp hơn, hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm trầm trọng, phương pháp xét nghiệm này cần được thực hiện sớm để nhanh chóng phân biệt được chủng cúm gây bệnh.
Xét nghiệm Real time RT-PCR có khả năng xác định virus cúm A H1N1 với độ đặc hiệu cao lên đến 95%, độ nhạy cao nhất có thể đạt tới 99% và đặc biệt có thể phát hiện nhanh và phân biệt giữa chủng virus nhóm A, B, phân loại chủng virus nhóm A theo từng phân nhóm và cũng có khả năng phát hiện tình trạng nhiễm các virus gia cầm có khả năng lây nhiễm cao ở người trong các mẫu bệnh phẩm thu thập được.
Bệnh phẩm của phương pháp xét nghiệm RT-PCR là dịch tỵ hầu, dịch ngoáy họng, dịch phế quản. Để đảm bảo độ đặc hiệu cao nhất, bệnh phẩm cần được lấy càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm nuôi cấy virus được tiến hành ở các phòng thực nghiệm (labo) có đủ điều kiện công nghệ hiện đại. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu dịch hô hấp của bệnh nhân và tiến hành nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, theo dõi tình trạng mẫu dịch để đánh giá hiện trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nếu có hiện tượng chủng virus cúm A H1N1 phát triển và nhân số lượng nhanh chóng, có thể xác định được chủng virus này là nguyên nhân gây bệnh cúm.
Đây là phương pháp xét nghiệm có thể cho kết quả nhanh, chỉ trong vòng 10 đến 15 phút và chi phí xét nghiệm cũng rất thấp. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy thấp hơn các phương pháp trên, chỉ dừng lại ở việc phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus trực tiếp từ tăm bông lấy dịch từ mũi họng hoặc bệnh phẩm. Vì thế, nếu xét nghiệm cho ra kết quả âm tính, cần kết hợp xét nghiệm thêm các phương pháp khác để việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng, khiến nó bị thiếu chính xác và sai lệch bởi các yếu tố như:
Sau 10 – 15 phút chờ đợi kết quả xét nghiệm từ mẫu dịch được lấy, trên kit xét nghiệm nhanh cúm nhóm A/B sẽ cho ra 3 trường hợp hiển thị kết quả như sau:
Xét nghiệm cúm A H1N1 cần được thực hiện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường và nên tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm và được tiếp nhận tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý và kết quả xét nghiệm.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem ThêmĐiều trị cúm A cho trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế...
Xem Thêm