Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm ẩm – môi trường sinh sản ưa thích của muỗi, mức độ lưu hành của sốt xuất huyết tăng cao đột biến, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của người dân, nhất là đối với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em. Vậy, sốt xuất huyết ở trẻ mấy ngày thì khỏi? Ủ bệnh trong bao lâu? Khi nào thì khỏi hẳn? Có thể phòng ngừa bằng những cách nào?
Sốt xuất huyết (Dengue) là một căn bệnh phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm với tác nhân gây bệnh là chủng virus Dengue. Đây là chủng virus sở hữu 4 loại huyết thanh tương đối giống nhau, nhưng khác nhau về kháng nguyên. Vì vậy, sau khi chữa trị sốt xuất huyết một lần, cơ thể chỉ có khả năng miễn dịch với chủng virus gây bệnh đó và vẫn có thể mắc phải sốt xuất huyết do chủng virus khác, những lần mắc tiếp theo thường nặng nề và nguy hiểm hơn lần trước đó.
Mặc dù sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhưng nó không lây lan trực tiếp từ người sang người. Muỗi vằn thuộc chi Aedes là vật chủ trung gian chính gây ra sự lây truyền virus Dengue, dẫn đến bệnh sốt xuất huyết. Khi muỗi đốt người đã nhiễm virus Dengue, virus sẽ lây sang muỗi và khi muỗi đốt người khác, virus sẽ lây truyền qua vết đốt bởi tuyến nước bọt của muỗi.
Sau khi bị nhiễm virus sốt xuất huyết, bệnh nhân thường bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt cao (có thể lên tới 40,5 độ C), đau đầu, phát ban, đau khớp, chảy máu (mũi hoặc nướu răng). Những triệu chứng này thường nhẹ hơn ở trẻ em và người lần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, sốt xuất huyết cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: https://vnvc.vn/sot-xuat-huyet-o-tre-em/
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dao động khoảng 4 đến 7 ngày, thậm chí có thể lên đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc tất cả các triệu chứng có thể không rõ ràng và khó để xác định được bệnh. Do đó, sau khi bị muỗi truyền virus sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 đến 5 ngày mà không xuất hiện triệu chứng sốt hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào ngay lập tức.
Sau giai đoạn ủ bệnh, cơ thể trẻ sẽ chuyển sang vào giai đoạn bùng phát bệnh (thường kéo dài khoảng 2 đến 7 ngày) với các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau nhức toàn thân (cơ, xương, khớp), sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể tăng trên 39 độ C, buồn nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy, sưng hạch bạch huyết và nhiều triệu chứng khác. Do các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết tương tự cảm cúm thông thường, thế nên bố mẹ thường chủ quan và chỉ cho con uống thuốc giảm sốt như cảm thường, đây là quan niệm sai lầm có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Sau khi bé đã hết sốt hoặc chỉ còn sốt nhẹ, bé sẽ không khỏi bệnh mà tình trạng bệnh lý sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, bé phải đối mặt giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết – giai đoạn nguy hiểm/ nghiêm trọng.
Lúc này, hệ miễn dịch của bé đã bị suy yếu do virus tấn công và lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm nhanh chóng, có thể giảm xuống dưới ngưỡng trung bình. Vì vậy, cần chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận. Triệu chứng bệnh sẽ trở nên dữ dội hơn, bao gồm phát ban, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu, người lạnh toát, huyết áp giảm nhanh, thậm chí sốc huyết áp, phù nề mi mắt, khó thở và mất nước nghiêm trọng.
Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé có các triệu chứng này để tránh các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ tính mạng cho bé. Giai đoạn này có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nghiêm trọng (dạ dày, não), viêm gan, viêm cơ tim, viêm não, trụy tim và tổn thương các cơ quan nội tạng.
Thời gian hồi phục của bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày khi bé đã cảm thấy khá hơn, bé lấy lại được cảm giác thèm ăn và muốn đi tiểu nhiều hơn. Bệnh thường có tiến triển nhanh và trẻ em có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi bắt đầu sốt. Tuy nhiên, cha mẹ nên được trang bị thông tin về cách điều trị và chăm sóc bé để giúp bé hồi phục nhanh chóng.
Những lưu ý cần chú ý cho phụ huynh là việc trẻ hết sốt không đồng nghĩa với việc trẻ đã khỏi bệnh sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh thường là sau khi trẻ bắt đầu hết sốt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải trải qua 3 giai đoạn để phục hồi hoàn toàn. Để biết khi nào trẻ đã khỏi bệnh, phụ huynh nên theo dõi các dấu hiệu sau:
Cùng với câu hỏi về thời gian khỏi bệnh, việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết cũng là mối quan tâm đáng chú ý của các bậc phụ huynh. Để giúp quý phụ huynh có thể chăm sóc con yêu trong trường hợp này, dưới đây là một số lời khuyên cần lưu ý:
Trẻ em dễ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết và có nhiều nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm hơn người lớn. Khi trẻ bị sốt xuất huyết, việc chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ:
Việc lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống hợp lý giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng trong thời gian điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị khoa học và phù hợp với tình trạng của từng trẻ em.
Xem thêm: https://vnvc.vn/sot-xuat-huyet-nen-an-gi/
Như trên đã đề cập, tái nhiễm sốt xuất huyết sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng người bệnh, nhất là trẻ em. Vì thế, công tác phòng ngừa sốt xuất huyết và tái nhiễm sốt xuất huyết lần 2 là vấn đề quan trọng, cần được đề cao.
Trong tháng 6 năm 2016, vắc xin đầu tiên trên thế giới được cấp phép lưu hành nhằm phòng ngừa sốt xuất huyết. Loại vắc xin này đã được sử dụng rộng rãi tại 3 quốc gia Đông Nam Á gồm Thái Lan, Singapore và Philippines. Để phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ em, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp ngăn chặn tác nhân gây hại – muỗi Aedes mang virus như: trang bị màn chống muỗi khi trẻ ngủ; sử dụng tấm chắn muỗi tại các cửa ra vào; cho trẻ mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài; sử dụng thuốc chống côn trùng an toàn cho trẻ; hạn chế trẻ ra ngoài chơi vào thời điểm hoàng hôn và bình minh khi muỗi hoạt động mạnh; đậy kín nắp các chậu, vung, chai, lọ chứa nước; phát quang các bụi rậm quanh nhà; sử dụng kem đuổi muỗi cho trẻ;…
Sốt xuất huyết ở trẻ mấy ngày thì khỏi? Thường là khoảng 2 đến 4 tuần sau khi bệnh bắt đầu. Để rút ngắn thời gian khỏi bệnh của trẻ, quý phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý của trẻ, đồng thời sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng như nghỉ ngơi, bù dịch, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt. Khi đã khỏi bệnh, tuyệt đối không được lơ là, cần kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe của trẻ trong suốt thời gian này để đảm bảo rằng bệnh không tái phát và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt rét và sốt xuất huyết là những căn bệnh nghiêm trọng vì có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Theo Báo cáo...
Xem Thêm