Mon - Sun: 7:30 AM - 5:00 PM (without lunch break *)
An toàn tiêm chủng là vấn đề không chỉ quyết định bởi chất lượng vắc xin hay kỹ thuật tiêm chủng, nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi phản ứng sau tiêm.
Sau hơn 30 năm, kể từ khi vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Vắc xin đã bảo vệ cho được hàng triệu trẻ em không bị mắc những bệnh nguy hiểm, không tử vong cũng như gánh chịu các di chứng suốt đời của bệnh truyền nhiễm. Vắc xin đã bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. Các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi… đã giảm một cách ngoạn mục từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng. Không có thứ vũ khí nào có thể bảo vệ con người trước hàng loạt mối nguy cơ từ bệnh tật như vắc xin.
Về bản chất vắc xin là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng, cũng có thể do tổng hợp sinh học đã được bào chế làm virus, vi khuẩn mất khả năng gây bệnh, tuy vậy chúng vẫn còn khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ. Phản ứng sau tiêm chủng được quy định là “bất kỳ sự kiện sức khỏe bất thường nào xảy ra sau tiêm chủng có thể liên quan đến tiêm chủng hoặc không liên quan đến tiêm chủng”.
Vắc xin là an toàn, để được đưa vào sử dụng, tất cả các vắc xin đều phải nghiên cứu để đảm bảo được tính an toàn và hiệu lực vắc xin cũng như phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên, bất kể thứ gì đưa vào cơ thể con người đều được xem là “yếu tố lạ” có thể gây ra những phản ứng nhất định và vaccine cũng không ngoại lệ. Cũng như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà vắc xin có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm chủng. Do đó, trước khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần tìm hiểu và tư vấn về vắc xin, các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm và cách xử trí/chăm sóc trẻ sau tiêm.
“Tại VNVC, trước khi tiêm hoặc uống vắc xin, 100% khách hàng được khám sức khỏe sàng lọc. Nếu người được tiêm đang bị ho, sốt hay bị một số bệnh khác thì hoãn tiêm/uống vắc xin. Sau khi tiêm, người được tiêm được theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm để kiểm soát các phản ứng. Trước khi ra về, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn phụ huynh và người chăm sóc theo dõi sát sao. Với trẻ em, phụ huynh được hướng dẫn theo dõi tình hình chung của trẻ từ việc ăn, ngủ, chơi, thân nhiệt, nhịp thở, các biểu hiện tại chỗ tiêm như có sưng, đỏ gì không. Trẻ cần được bú mẹ hoặc cho uống nước nhiều hơn bình thường. Người chăm sóc chú ý không chạm, đè hoặc đắp chanh vào chỗ tiêm của trẻ”, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin. Thông thường các phản ứng sau tiêm đều ở mức độ nhẹ, rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại các nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng như sau:
Là những phản ứng liên quan đến thành phần có trong vắc xin, thông thường đều là những phản ứng nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc xin rất hiếm gặp.
Là phản ứng liên quan đến quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng. Những phản ứng này đều có thể phòng ngừa được.
Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt là trong các đợt dịch.
Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng, cũng không liên quan lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và đôi khi có thể bị cho là do tiêm chủng vắc xin.
Nguyên tắc vàng trong tiêm chủng là tất cả mọi người cần ở lại theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các phản ứng sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.
Phản ứng phản vệ là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể khi tiếp xúc đối với một kháng nguyên, có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau 30 phút hoặc lâu hơn kể từ khi tiêm chủng. Do đó, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, như khó thở, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ, sưng phù mi mắt, môi, nôn ói, đau bụng hay tiêu chảy … cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ trong vòng 30 phút sau tiêm, một số phản ứng khác như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm sẽ tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là phản ứng phản vệ sau tiêm. Chính vì vậy sau khi tiêm vắc xin, ngoài việc ở lại điểm tiêm theo dõi 30 phút thì trẻ em và người lớn cần theo dõi phản ứng sau tiêm tại nhà trong khoảng 24-48 giờ.
“Trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng 1 lọ vắc xin nhưng có người có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả những người khác hoàn toàn bình thường. Đó có thể là do phản ứng cơ địa của từng người với vắc xin, kỹ thuật tiêm chủng hoặc do bệnh lý nền sẵn có của người được tiêm chủng trùng hợp ngẫu nhiên với biến cố sau tiêm chủng chứ không phải do chất lượng vắc xin. Vì vậy, việc theo dõi tình trạng sức khỏe phản ứng riêng của từng người sau tiêm chủng là đặc biệt quan trọng trong an toàn tiêm chủng”, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết.
Thông thường, sau tiêm chủng, người được tiêm/uống vắc xin thường gặp một số phản ứng như: sốt nhẹ dưới 38 độ C. Lúc này, phụ huynh/người thân cần cho người được tiêm uống nhiều nước, lau mát bằng nước ấm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, mặc quần áo và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38 độ, trẻ có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao co giật..
Đối với phản ứng tại chỗ như đỏ, sưng tấy tại chỗ tiêm, thường sẽ tự khỏi trong vài ngày hoặc 1 tuần. Chườm lạnh có thể giúp giảm đau, giảm sưng; tuyệt đối không chườm nóng, xoa dầu, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Đối với những biểu hiện lạ sau tiêm chủng cần nhanh chóng đưa ngay người được tiêm/uống vắc xin đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe:
VNVC đảm bảo an toàn tiêm chủng
Hệ thống tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) đạt chuẩn GSP, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độC theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ vắc xin được sử dụng trong Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đều có nguồn gốc rõ ràng, nhập khẩu chính hãng từ các hãng uy tín trong và ngoài nước, như Glaxosmithkline – Bỉ (GSK), Sanofi Pasteur (Pháp), tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ); Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC (Việt Nam), Polyvac, Vabiotech, Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC)…
Tất cả các phòng tiêm tại VNVC đều được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.
Xem thêm clip: Quy trình tiêm chủng tại Hệ thống tiêm chủng VNVC
Mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế. 100% bác sĩ, điều dưỡng có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, chứng chỉ tiêm giảm đau, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. 100% khách hàng đến tiêm đều được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí và được chỉ định tiêm chủng bởi bác sĩ, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm chủng trước khi ra về.
Hệ thống tiêm chủng VNVC đã có gần 40 trung tâm trên khắp cả nước, mỗi ngày đã có hàng nghìn liều vắc xin phòng bệnh được tiêm, thực hiện sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, hạnh phúc cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem Thêm“Virus hợp bào hô hấp lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây dễ dàng từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp...
Xem ThêmThời điểm giao mùa là điều kiện “lý tưởng” cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, mà nổi cộm nhất là viêm...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm