Vắc xin rất an toàn, hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng (chích ngừa) đều nhẹ và tồn tại trong một thời gian ngắn. Vậy có những phản ứng sau tiêm nào và nguyên nhân nào dẫn đến các phản ứng sau tiêm vắc xin? Người lớn cần lưu ý gì sau tiêm vắc xin?
Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu (nếu có) sau khi tiêm chủng vắc xin là tạm thời và rất nhẹ
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính: Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu (nếu có) sau khi tiêm chủng vắc xin là tạm thời và rất nhẹ, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin rất hiếm. Tuy nhiên người tham gia tiêm chủng cũng cần nắm vững các kiến thức về các phản ứng sau tiêm vắc xin để có thể theo dõi và xử lý kịp thời, chủ động bảo vệ sức khỏe.
Theo VNCDC (Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), tiêm vắc xin là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh.
Từ khi ra đời, vắc xin được chứng minh là an toàn với các lý do sau:
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng vắc xin. Hầu hết đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ).
Phản ứng sau tiêm được chia theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc xin, bao gồm:
Tai biến nặng sau tiêm chủng: là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa tính mạng người được tiêm chủng (Khó thở, tím tái, sốt cao co giật, quấy khóc kéo dài, ngưng thở; Sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ; Hội chứng sốc nhiễm độc), hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng nguy hiểm tính mạng).
Người lớn cần phải đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu phản ứng bất thường. Phản ứng mức độ vừa, nặng cần cho nhập viện theo dõi và điều trị. Phản ứng nặng sau tiêm chủng cần theo dõi sát và điều trị tích cực.
Video đề xuất:
Phản ứng vắc xin là phản ứng của một cá nhân đối với các đặc tính vốn có của vắc xin, ngay cả khi vắc xin đã được chuẩn bị, xử lý và tiêm đúng cách. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có 4 nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng vắc xin:
Do vắc xin: Là những phản ứng liên quan đến thành phần có trong vắc xin, thông thường đều là những phản ứng nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc xin rất hiếm gặp.
Do sai sót trong thực hành tiêm chủng: Phản ứng xảy ra do sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng (chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng). Những phản ứng này đều có thể phòng tránh được bằng việc thực hiện đúng các quy định trong vận chuyển, bảo quản vắc xin, thực hành tiêm chủng đúng quy trình.
Do tâm lý lo sợ: Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng.
Do bệnh trùng hợp ngẫu nhiên: Trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn xảy ra sau khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân không phải do vắc xin hoặc sai sót trong tiêm chủng hoặc lo sợ do bị tiêm mà do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc nguyên nhân khác.
Ngoài ra, một vài trường hợp phản ứng sau tiêm không xác định được nguyên nhân.
Cũng như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc xin.
Lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, vắc xin dự phòng cho hàng triệu trẻ em và người lớn khỏi mắc bệnh và tử vong. Trong khi đó nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp, thường có liên quan đến cơ địa của người được tiêm.
Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh giúp hàng triệu trẻ em và người lớn tránh khỏi mắc bệnh và tử vong
Do đó, người được tiêm chủng cần thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, bao gồm khai báo các bệnh và thuốc đang điều trị trước khi tiêm, thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ y tế về theo dõi sau tiêm chủng thì có thể giảm được nguy cơ tai biến sau tiêm.
STT | Loại bệnh | Tên vắc xin phòng bệnh | Các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp |
1 | Bệnh cúm (*) | Influvac 0.5ml (Hà Lan)GC Flu 0,5ml (Hàn Quốc) Vaxigrip 0.5ml (Pháp) Ivacflu-S 0,5ml (Việt Nam) |
|
2 | Bệnh do phế cầu (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tai giữa) | Prevenar 13 (Bỉ) |
|
3 | Bệnh Sởi Quai bị Rubella (**) | MMR II (Mỹ)MMR (Ấn Độ) |
|
4 | Thủy đậu | Varivax (Mỹ) Varicella (Hàn Quốc) |
Thận trọng: tránh dùng chế phẩm chứa salicylate (thuốc aspirin hoặc các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau tiêm. |
5 | Uốn ván | VAT (Việt Nam) |
|
6 | Bạch hầu Ho gà Uốn ván | Adacel (Canada)Boostrix (Bỉ) |
|
7 | Viêm não Nhật Bản B | Imojev (Thái Lan)Jevax 1ml (Việt Nam) |
|
8 | Viêm màng não do não mô cầu khuẩn | VA-Mengoc-BC (Cu Ba)Menactra (Mỹ) |
|
9 | Viêm gan A | Avaxim 80U (Pháp)Havax 0,5ml (Việt Nam) |
|
10 | Viêm gan B | Engerix B 1ml (Bỉ)Euvax B 1ml (Hàn Quốc) |
|
11 | Viêm gan A+B | Twinrix (Bỉ) |
|
12 | Ung thư cổ tử cung, u nhú do HPV | Gardasil 0.5ml (Mỹ)Cervarix (Bỉ) |
|
13 | Tả | mORCVAX (Việt Nam) |
|
14 | Thương hàn | Typhim VI (Pháp)Typhoid Vi (Việt Nam) |
|
15 | Bệnh dại | Verorab 0,5ml (Pháp)Abhayrab 0,5ml (Ấn Độ) Abhayrab 0,2ml (Ấn Độ) |
|
16 | Sốt vàng | Stamaril (Pháp) |
|
(*) Không có chỉ định tiêm/chích Ivacflu-S 0,5ml (Việt Nam) cho phụ nữ mang thai.
(**) Phụ nữ tiêm các vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Khi xảy ra những tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị tại cơ sở y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khi biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong do vắc xin gây ra là rất nhỏ thì lợi ích mà tiêm chủng đem lại là lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất giúp ngăn ngừa bệnh tật. Để hạn chế những phản ứng sau khi tiêm chủng, người dân cần lựa chọn địa điểm tiêm chủng uy tín, chất lượng và an toàn.
Nhằm đem đến cơ hội tiêm chủng tới toàn bộ người dân, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn, hệ thống tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực trở thành điểm đến tin cậy, cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn và cao cấp.
VNVC không ngừng nâng cao dịch vụ mang đến những trải nghiệm tiêm chủng vắc xin phòng bệnh tốt nhất cho khách hàng
Các loại vắc xin sử dụng tại VNVC đều có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín hàng đầu trong và ngoài nước. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất, VNVC trang bị hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
Tại VNVC, toàn bộ bác sĩ, nhân viên y tế điều dưỡng viên đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Toàn bộ bác sĩ, nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.
100% khách hàng đến tiêm đều được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí và được chỉ định tiêm chủng bởi bác sĩ, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm chủng trước khi ra về.
Với những dịch vụ vượt trội, hàng triệu khách hàng cả nước đã tin tưởng và tiêm chủng tại VNVC.
Video đề xuất: Hệ thống tiêm chủng VNVC – Tiêm chủng phòng bệnh an toàn, đẳng cấp, giá thành hợp lý
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý Khách có thể gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
TRÀ MY