Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trên nhiều diễn đàn điện tử về y khoa, nhiều người đặt ra nghi vấn rằng khoa học chỉ ra nhiều loại thuốc không được sử dụng chung với rượu bia, hay nói cách khác khi đang điều trị bệnh bằng việc sử dụng các loại thuốc tương ứng, tuyệt đối không được uống rượu bia. Vậy, việc tiêm các loại vắc xin nói chung hay cụ thể là tiêm vắc xin bạch hầu có được uống rượu bia hay không? Sau khi chủng ngừa bạch hầu cần lưu ý những điều gì để đảm bảo hiệu quả chủng ngừa ở mức độ tối ưu?
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC: “Uống rượu bia sau khi chủng ngừa vắc xin bạch hầu trong một số trường hợp có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin hoặc thậm chí có thể làm trầm trọng hơn tác dụng phụ của vắc xin. Do đó, không nên uống rượu bia sau khi chủng ngừa vắc xin, nếu có nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước để đảm bảo rằng việc sử dụng rượu bia không ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin bạch hầu.” |
CÓ THỂ. Rượu bia không tương tác với vắc xin. Tuy nhiên, ngoài vấn đề bảo vệ an toàn cho sức khoẻ vẫn nên tránh uống quá nhiều rượu bia sau khi tiêm vắc xin vì việc này có thể:
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin, vì người tiêm sẽ không biết được liệu tác dụng phản ứng đó có nguyên nhân là do vắc xin hay rượu bia gây ra. Việc sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin có thể gây đau đầu và đau đầu cũng là một tác dụng phụ của một số loại vắc xin, như vắc xin Shingrix – vắc xin chống lại bệnh zona (herpes zoster). Trong các thử nghiệm lâm sàng về mối liên hệ giữa rượu và khả năng sản sinh kháng thể của vắc xin, hơn 50% người trưởng thành trong độ tuổi 50 – 59 bị đau đầu sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh giời leo Shingrix (1).
Theo thông tin từ các quan chức y tế tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), uống quá nhiều rượu, bia và uống với tần suất thường xuyên có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Theo CDC, việc uống quá nhiều rượu (15 ly trở lên mỗi tuần cho nam giới, 8 ly trở lên mỗi tuần cho phụ nữ) có thể ức chế hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
Mặc dù không có thông tin rõ ràng về việc rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vắc xin, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ rượu, bia quá mức có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể (2). Các chuyên gia cũng cho rằng rượu bia có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của người tiêm đối với vắc xin. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của vắc xin, nên hạn chế uống rượu quá mức hoặc uống rượu thường xuyên.
Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu được chứng minh là dung nạp tốt và có tác dụng bảo vệ chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn bạch hầu. Tuy nhiên, dù đã được chứng minh tính an toàn, sử dụng tại nhiều quốc gia và thử nghiệm qua nhiều nghiên cứu, nhưng về bản chất tiêm vắc xin sẽ có tác dụng phụ, tác dụng phụ thông thường nhất là phản ứng tại chỗ tiêm, bao gồm mẩn đỏ, đau, sưng hoặc khó chịu – đây là những phản ứng sau tiêm được đánh giá là tích cực cho thấy cơ thể đang hoạt động để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm đau nhức nhẹ cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, sốt hoặc các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Uống rượu, bia sau tiêm vắc xin bạch hầu có thể làm gia tăng tác dụng phụ của vắc xin, đặc biệt là nếu uống với một lượng lớn và thường xuyên.
Như trên đã đề cập, việc tiêm vắc xin bạch hầu vào cơ thể người tiêm để làm cho hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể bảo vệ người tiêm khỏi bệnh bạch hầu do ngoại độc tố bạch hầu gây ra. Việc uống rượu sẽ không làm gián đoạn sự tương tác dưới bất kỳ hình thức nào. Vì thế, không có bất kỳ quy định nào về việc sau tiêm vắc xin bạch hầu bao lâu thì có thể uống rượu bia.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, 72 giờ (3 ngày) là khoảng thời gian an toàn để cơ thể hoàn thành quá trình sản sinh kháng thể đặc hiệu, đồng nghĩa với việc người tiêm vắc xin bạch hầu nên kiêng rượu bia trong vòng 72 giờ.
Đối với trẻ em, sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi bởi nhân viên y tế nhằm chủ động trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các phản ứng bất thường nếu có xảy ra. Sau đó, trẻ cần tiếp tục được theo dõi tại nhà trong vòng ít nhất 24 giờ sau tiêm để quan sát toàn diện về tình hình sức khỏe, tâm trạng, ăn uống, giấc ngủ, hô hấp, nhiệt độ, phản ứng da và phản ứng tại chỗ tiêm. Đồng thời, không nên đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (> 39°C), co giật, tình trạng mệt mỏi, tím tái, khó thở, quấy khóc dữ dội kéo dài hoặc ăn uống kém, cũng như các phản ứng như sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban kéo dài trên 1 ngày, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đối với người lớn, sau tiêm chủng cũng nên ở lại trong 30 phút để được nhân viên y tế theo dõi các phản ứng sau tiêm. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào như nôn mửa, thở nhanh hoặc không đều, da mẩn đỏ,… cần thông báo ngay cho nhân viên y tế. Tiếp đó, người lớn cần tiếp tục tự theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu gặp sưng đau ở vùng tiêm hoặc bất kỳ phản ứng nào khác, cần liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Tiêm vắc xin bạch hầu có được uống rượu bia không? Câu trả lời là có thể, không có sự liên quan rõ ràng giữa việc uống rượu, bia và hiệu quả giữa các loại vắc xin nói chung và vắc xin bạch hầu nói riêng. Tuy nhiên, người tiêm có sự đồng ý và hướng dẫn của chuyên gia y tế sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe riêng biệt của mỗi cá nhân để đảm bảo một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và tăng cường hiệu quả của vắc xin bạch hầu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạch hầu diễn tiến nhanh và cực kỳ nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ gặp...
Xem ThêmCác bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà và uốn ván đều thuộc nhóm các bệnh nguy hiểm và đã từng lan rộng thành dịch, gây nhiều...
Xem ThêmVắc xin bạch hầu được sử dụng để bảo vệ cả trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ngoại độc tố...
Xem ThêmVi khuẩn bạch hầu có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của bệnh...
Xem ThêmBệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng trong lịch sử khi gây ra hàng loạt ca lây nhiễm và tử vong. Kể từ năm 1923, khi...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem Thêm