Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Zona thần kinh không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thính giác, thị giác, viêm não, viêm màng não, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Vậy cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng an toàn là gì? Cách thực hiện thế nào để mang lại hiệu quả cao? Thông tin sẽ được chuyên gia VNVC giải đáp ngay trong bài viết này.
BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh thủy đậu thứ phát là đau thần kinh do zona, hay còn gọi là zona thần kinh. Biến chứng này xuất hiện nhiều ở người già do sức đề kháng bị suy giảm đáng kể và tỷ lệ người già mắc bệnh zona có biến chứng zona thần kinh chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 1/3)”. |
Bệnh Zona thần kinh (giời leo) là kết quả sự tái hoạt động của virus varicella-zoster sau nhiều năm trú ngụ trong hạch thần kinh cảm giác ở trạng thái ngủ đông, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Virus này cũng chính là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và người lớn. Sau khi tái hoạt động, virus đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo thành những mảng phát ban với bọng nước gây đau, ngứa ngáy, nóng rát ở một bên cơ thể sau đó lan ra ngoài và cuối cùng bao quanh toàn bộ cơ thể. Sốt, nhức đầu, ớn lạnh và khó chịu thường đi kèm với phát ban. Vùng da lúc này có thể rất nhạy cảm khi chạm vào, đặc biệt là ở những vùng phát ban. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) và thậm chí đau khi đi tiểu.
Bệnh Zona có tiếng Anh là Shingles, trong tiếng Latin và Pháp mang ý nghĩa là thắt lưng, dây đai phản ánh đúng tính chất phân bố thực tế của các dải phát ban. Các dải này thường xuất hiện ở 1 bên cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc.
Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu đều có thể mắc bệnh Zona thần kinh. Người lớn tuổi (thường > 50 tuổi), những người đang điều trị ung thư, HIV/AIDS hoặc từng thực hiện cấy ghép mô khiến sức đề kháng bị suy yếu là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh Zona hơn. Một số yếu tố về mặt tâm lý xã hội cũng có thể thúc đẩy xuất hiện đau dây thần kinh hậu Zona.
Vị trí có nguy cơ tổn thương từ thấp đến cao là Zona xuất hiện ở cằm, vùng cổ, thắt lưng, ngực và nguy cơ cao nhất nằm ở vùng chi phối dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ não số V), đặc biệt là nhánh mắt (vùng mặt) và đám rối thần kinh cánh tay.
Zona thần kinh là bệnh tương đối lành tính, hầu hết trường hợp sẽ xuất hiện và tự khỏi sau khoảng 2-4 tuần, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, biến chứng Zona thần kinh phổ biến nhất là: đau dây thần kinh sau Zona (các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy sau khi mắc Zona, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau Zona ở người > 50 tuổi cao gấp 15-25 lần so với người < 30 tuổi); ngứa, châm chích sau Zona; tổn thương mắt hoặc thị lực kém, hội chứng Ramsay Hunt,…
Một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp phải biến chứng zona thần kinh nghiêm trọng hơn ở các cơ quan khác, thậm chí là đe dọa tính mạng. Tại phổi, Zona có thể khiến người bệnh viêm phổi. Ở lá gan, có nguy cơ gây viêm gan. Tại hệ thần kinh trung ương, người bệnh có nguy cơ bị viêm não và viêm màng não. Do đó, các chuyên gia lưu ý nếu người bệnh xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng này cần khẩn trương nhập viện để được theo dõi, xử trí và điều trị kịp thời.
Chuyên gia cho biết mục đích của việc sử dụng thuốc kháng virus là làm chậm và ngăn chặn tiến trình phát ban của bệnh Zona trên da, đồng thời giảm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo giúp các tổn thương trên da mau chóng lành.
Ba loại thuốc kháng virus hiện nay được chỉ định trong điều trị zona thần kinh bao gồm:
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Zona, người bệnh cần nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt. Bởi thuốc kháng virus chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi bắt đầu phát ban Zona. Sau thời gian này, thuốc kháng virus vẫn mang lại hiệu quả nếu có mụn nước mới xuất hiện.
Người mắc bệnh Zona thần kinh sẽ không thể tránh khỏi các triệu chứng đau dữ dội dai dẳng,, nhức, ngứa, nóng rát đến đau sâu bên trong. Các cơn đau có thể liên tục hoặc ngắt quãng, do đó bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau để hỗ trợ người bệnh làm giảm nhẹ các triệu chứng đau do Zona và giảm bớt sự khó chịu như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen. Trong trường hợp sau khi dùng thuốc nhưng cơn đau không được kiểm soát, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc cho thích hợp.
Trong trường hợp người bệnh bị đau Zona thần kinh ở mức độ nặng, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn Capsaicin (dưới dạng kem bôi ngoài da). Thông thường ở trường hợp khác, Capsaicin được sử dụng với mục đích chính là điều trị bong gân, bầm tím, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng.
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào da và vùng phát ban, người bệnh cần dùng thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh từ sớm cần có chỉ định từ bác sĩ để tránh trường hợp kháng kháng sinh có thể xảy ra.
Trong trường hợp người bệnh bị co giật, động kinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Gabapentin để giảm các cơn đau sau thần kinh cho người lớn.
Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc gây tê như Lidoderm hoặc Xylocaine để giảm đau với nhiều dạng khác nhau như: kem bôi ngoài da, miếng dán ngoài da, dạng bột và xịt, dung dịch lỏng,…
Mặc dù được sản xuất với mục đích là điều trị bệnh trầm cảm, tuy nhiên, một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng có thể hỗ trợ người bệnh điều trị Zona thần kinh ở mức độ nặng với tác dụng an thần như amitriptyline, nortriptyline. Nếu được kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết những rủi ro và lợi ích đi kèm khi sử dụng các loại thuốc này.
Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định thêm các loại thuốc có chứa chất gây nghiện và mê (như narcotics), hoặc liều tiêm corticosteroid có tác dụng giảm đau cấp tính, đồng thời ức chế sự phát triển của cơn đau dây thần kinh sau Zona. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, chỉ nên được sử dụng là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp giảm đau khác không có tác dụng.
Trong thời kỳ toàn phát của bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước, chúng sẽ vỡ ra và dần khô lại, đóng mài và bong vảy. Do đó, trong thời gian này người chăm sóc người bệnh cần lưu ý:
Bên cạnh đó, trong giai đoạn toàn phát, người bệnh cần tuyệt đối không sờ, đụng chạm, gãi vào bọng nước để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, để lại sẹo về sau. Trước và sau khi vệ sinh vết thương cho người bệnh, người chăm sóc cần rửa tay sạch để tránh lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh.
Duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh cũng là điều mà các bệnh nhân Zona rất cần lưu ý. Trong đó, đặc biệt cần hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để giúp người bệnh mau hồi phục:
Tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng người mắc bệnh Zona sẽ phải trải qua các cơn đau nhức, khó chịu. Do đó, nắm được các cách chữa bệnh Zona thần kinh biến chứng và việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh để giúp phòng ngừa biến chứng đúng cách là rất cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng kéo dài, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, bao gồm cả zona thần kinh. Một chế...
Xem ThêmBệnh zona thần kinh có triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước chứa dịch, có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên...
Xem ThêmGiời leo là bệnh rất phổ biến với người Việt Nam, dễ tái phát, biến chứng lâu dài nếu không điều trị đúng. Ngoài thăm khám, tuân...
Xem ThêmGiời leo ở mắt là bệnh lý gây ra do virus Varicella zoster (VZV) với những sang thương ở vùng da quanh mắt và mí mắt người...
Xem ThêmHiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc và zona bởi cả hai đều là những bệnh lý nhiễm trùng ngoài da...
Xem ThêmZona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng ngoài da, các triệu chứng lâm sàng điển hình khá tương đồng với những nốt mụn viêm, mụn mủ...
Xem Thêm