Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ được tiêm vắc xin phòng thủy đậu có khả năng phòng bệnh khoảng 92% (dao động từ 88-98%) sau 2 liều. Thế giới đã ghi nhận một số trường hợp có miễn dịch nhưng vẫn bị mắc bệnh, tỷ lệ này lên tới 25-30%, hiện tượng này gọi là “Breakthrough” (tái nhiễm), xảy ra chủ yếu ở người chỉ chủng ngừa một liều vắc xin thuỷ đậu. Chính vì vậy, Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) đã khuyến cáo, chủng ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi là phương pháp tốt nhất để có miễn dịch phòng bệnh tối đa.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC.
Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn – khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn – khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường…
Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt.
Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin.
Xem thêm: Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả
Vắc xin Varivax (Mỹ)
Varivax là một vắc xin dạng đông khô của vi rút thủy đậu (Varicella) sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)
Varicella là vắc xin dạng đông khô của vi rút thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Varilrix là vắc xin đông khô sản xuất tà chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.
Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng (chích ngừa), bạn vẫn có thể mắc bệnh. Không loại trừ độ tuổi, thủy đậu có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Hai liều vắc xin thuỷ đậu có hiệu quả bảo vệ cao trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh, và bảo vệ hoàn toàn – không để bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chưa tiêm phòng, cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus varicella đều nên tiêm vắc xin thuỷ đậu.”
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu giúp chặn đứng thủy đậu và giảm độ nặng của bệnh
Vắc xin | Vắc xin Varivax (Mỹ) | Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) | Vắc xin Varilrix (Bỉ) |
Đối tượng | Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | |
Lịch tiêm | Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
| Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:
|
*Khuyến cáo của Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) để có miễn dịch tốt nhất và phòng tái nhiễm sau khi tiêm 1 liều vắc xin Thủy đậu.
Với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 – 20 tuần đầu, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…). Còn nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh, con bị lây bệnh với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, vì vậy, tiêm chủng vắc xin thủy đậu là rất quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai để bảo vệ khỏi bệnh cho cả mẹ và thai nhi.
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Tiêm phòng (chích ngừa) 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm.
Những phản ứng như sốt, sưng đau, ngứa sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Trường hợp phát ban cũng sẽ tự hết trong vòng 4 tuần.
Một số ít trường hợp rất hiếm gặp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ hãy đưa trẻ hoặc người bệnh đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị.
Hoãn tiêm phòng vắc xin Thủy đậu trong trường hợp:
Chống chỉ định tiêm vắc xin Thủy đậu trong trường hợp:
Vắc xin thủy đậu là vắc xin dịch vụ, chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tùy vào từng loại vắc xin mà giá tiêm ngừa thủy đậu cũng có sự khác nhau. Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng có thể theo dõi cập nhật giá vắc xin thủy đậu nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung tại đây.
Phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa thủy đậu tại các cơ sở y tế có cấp vắc xin ngừa thủy đậu như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành, các bệnh viện, các Trung tâm tiêm chủng uy tín. Nên tìm hiểu các địa điểm có vắc xin ngừa thủy đậu trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Với hơn 50 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, Quý phụ huynh có thể lựa chọn Trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất ở nơi mình sống để tiêm phòng thủy đậu cho bé. VNVC là một trung tâm tiêm chủng quy mô lớn với lượng vắc xin dồi dào, được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ thăm khám sàng lọc trước tiêm dày dặn kinh nghiệm về tiêm chủng. Vắc xin phòng thủy đậu được nhập từ các hãng nổi tiếng thế giới và được bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn
Tiêm vắc xin thủy đậu tại VNVC, các bé sẽ được thăm khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí. Sau khi tiêm, bé được theo dõi 30 phút tại phòng chờ rộng rãi, có khu vực trò chơi đầy màu sắc giúp bé có cảm giác thoải mái như đang ở nhà.
1. Chích ngừa thủy đậu có sốt không?
Sau khi tiêm phòng thủy đậu, người được tiêm có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường, nhưng thường trường hợp sốt cao rất hiếm và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và đối tượng được chích ngừa.
2. Tiêm phòng thủy đậu có tác dụng trong bao lâu
Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Hiện tại, chưa xác định được vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu sau khi tiêm, nhưng theo một số nghiên cứu, tiêm phòng thủy đậu thường có tác dụng bảo vệ trong khoảng 10 – 20 năm, và có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tối đa trong thời điểm mùa dịch. Miễn dịch phòng bệnh thủy đậu giảm theo thời gian, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
3. Tiêm vắc xin phòng thủy đậu rồi có bị nữa không?
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định, tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu tiêm đủ phác đồ 2 mũi vắc xin phòng thủy đậu, tỷ lệ phòng bệnh hoàn toàn từ 88-98%, trường hợp còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng.
4. Bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không?
Trường hợp nếu bạn mắc bệnh thủy đậu đã được bệnh viện khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị thì chính xác là bị bệnh thủy đậu rồi thì bạn không cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa, vì khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.
Trường hợp ngược lại, bạn từng bị mụn nước tấn công và tự phỏng đoán đó là thủy đậu rồi tự chữa trị tại nhà chứ không đến cơ sở y tế. Khi đó, không chắc chắn chính xác đó có phải là thủy đậu hay không, bởi vì có nhiều bệnh cũng có triệu chứng khá giống thủy đậu như zona, tay chân miệng… khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong trường hợp này sẽ không xác định được cơ thể đã có kháng thể phòng bệnh hay chưa và nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu nếu có tiếp xúc rất cao. Tốt nhất hãy tiêm phòng thủy đậu để tránh trường hợp xấu xảy ra. Việc tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì, bạn hãy yên tâm.
Trung tâm tiêm chủng VNVC được trang thiết bị và xây dựng theo quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đủ loại vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmHỏi: Thưa bác sĩ, người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu không? Vợ chồng em dự định năm tới sinh con cho hợp tuổi,...
Xem ThêmHỏi: Thưa bác sĩ, thời gian gần đây Hà Nội ghi nhận nhiều trẻ mắc bệnh thủy đậu, xin hỏi hiện nay có phải là mùa thủy...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem ThêmBị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem Thêm