Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác dẫn đến chủ quan chậm trễ trong điều trị hoặc điều trị sai hướng. Làm sao để phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết với bệnh khác? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, có thể tạo thành dịch. Bệnh do muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền cho người lành thông qua vết đốt.
Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến tỷ lệ người mắc bệnh năm sau thường cao hơn năm trước, kể cả các vùng thành thị hay nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng lưu hành thành dịch mạnh nhất vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9 và 10.
Muỗi Aedes aegypti là vector truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ở hầu hết các khu vực dịch bệnh lưu hành. Muỗi hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người, lây truyền bệnh. Đây là loài muỗi có nguồn gốc từ Châu Phi, dần xuất hiện ở hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới nhờ các phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, máy bay. (1)
Trong quá khứ muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước đọng để đẻ trứng. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như ngày nay, muỗi đã có thể đẻ trứng dễ dàng hơn trong các hồ nước nhân tạo.
Sau khi muỗi hút máu người bệnh nhiễm virus dengue, virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi 8-11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại của muỗi Aedes aegypti, muỗi có khả năng truyền bệnh sang người. Khi vào cơ thể, virus sốt xuất huyết tuần hoàn trong máu từ 2-7 ngày.
Con người là ổ chứa virus chính. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một loài khỉ sống ở rừng nhiệt đối Malaysia mang virus dengue. (2)
Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khởi phát các triệu chứng như sốt cao đột ngột trong 2-7 ngày, kèm theo một số triệu chứng khác như:
Sốt cao đi kèm các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh sốt xuất huyết, dù ở thể nhẹ vẫn cảm thấy mất sức, mệt mỏi, không tập trung làm việc, học tập. Do đó, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, thăm khám và điều trị để nhanh giảm nhẹ triệu chứng, phục hồi sức khỏe.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn thể nặng, người bệnh vẫn có những dấu hiệu của sốt xuất huyết trên; tuy nhiên lúc này, các biến chứng đã bắt đầu xuất hiện, tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn thể nặng cần đặc biệt lưu ý là:
Lúc này, việc điều trị đã vô cùng khó khăn, tiên lượng sống của bệnh nhân thấp. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết thể nhẹ, người lớn cần đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu điều trị kịp thời, đúng hướng có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển thành sốt xuất huyết thể nặng, đe dọa sức khỏe và mạng sống của người bệnh.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường phải trải qua các giai đoạn sốt xuất huyết khác nhau. Cụ thể, bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Sau thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn sốt. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, liên tục từ 39-40 độ C, uống thuốc hạ sốt không giảm. Ngoài ra, bệnh nhân có các triệu chứng khác đi kèm như: mệt mỏi, đau họng, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, đau đầu, da xung huyết,…
Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra từ 3-7 ngày sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, xuất hiện một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát với biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Các biểu hiện xuất huyết có khả năng xảy ra. Người bệnh sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm có thể xuất hiện các triệu chứng nặng của bệnh như:
Những biến chứng nặng mà người bệnh phải đối mặt ở giai đoạn nguy hiểm như: Viêm cơ tim, viêm gan, viêm não, suy thận,…
Các biến chứng nặng có thể gặp ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương hoặc không bị sốc. Ở giai đoạn này, người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc kỹ càng, theo dõi cẩn thận các triệu chứng bệnh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Sau khi bệnh nhân qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh dần hết sốt, sức khỏe phục hồi, huyết áp ổn định, tiểu nhiều hơn và thèm ăn. Các chỉ số dần về mức bình thường.
Ở giai đoạn hồi phục, người nhà bệnh nhân cần chăm sóc người bệnh cẩn thận, đúng cách; không lơ là các triệu chứng bất thường dù bệnh nhân đang hồi phục. Nếu không được chăm sóc kỹ, bệnh nhân vẫn có nguy cơ phù phổi và suy tim.
Nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, các biến chứng sốt xuất huyết là rất nguy hiểm.
Sốc hay sốc Dengue: Sốc do mất máu, thoát huyết tương do virus gây bệnh sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao mạch gây thoát huyết tương, làm cô đặc máu và dẫn đến sốc. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ứ đọng dịch huyết tương trong màng não qua các thành mạch, dẫn đến phù não, các hội chứng thần kinh, hôn mê.
Viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi: Tình trạng thoát huyết tương ở người bệnh sốt xuất huyết có thể tràn và xâm nhập đường hô hấp, gây tràn dịch màng phổi, viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa;
Hạ huyết áp đột ngột: Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân mất máu hoặc thoát huyết tương. Nếu không xử lý kịp thời có thể xuất huyết não và dẫn đến tử vong.
Suy tim, suy thận: Bệnh nhân có thể bị suy tim do chảy máu liên tục, khiến tim không đủ máu tuần hoàn cộng với dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch ứ đọng. Mặt khác, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.
Biến chứng mắt: Sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến các biến chứng về mắt, gây mù lòa đột ngột do xuất huyết võng mạc.
Biến chứng ở phụ nữ có thai: Ở phụ nữ mang thai nếu bị sốt xuất huyết có thể khiến nhịp tim thai đập nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày tiếp theo, bà bầu có thể giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể sẩy thai.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn ban đầu thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm, cúm thông thường. Trong khi đó, điều trị sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành thể nặng, xuất hiện biến chứng, giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp xét nghiệm huyết thanh tìm kháng nguyên virus:
Để có phương pháp điều trị thích hợp, việc đầu tiên các bác sĩ cần làm là xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Khi người người bệnh sốt từ 2-7 ngày có thể được điều trị tại nhà theo sự chỉ định của bác sĩ. Phương pháp điều trị lúc này chủ yếu là hạ sốt và bù nước. Người thân cho bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm, dễ tiêu và có nước, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi người bệnh sốt cao.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và lịch tái khám.
Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu biện pháp bù nước bằng đường uống không phát huy được hiệu quả; đồng thời xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở…
Sốt xuất huyết là căn bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua trung gian muỗi vằn, vì vậy, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là diệt vật chủ trung gian truyền bệnh – muỗi vằn.
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, kèm mệt mỏi, đau khớp nên rất chán ăn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Sốt cao còn làm tăng nguy cơ mất nước, nên cần bù đủ 2-3l nước/ ngày. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước canh, dừa tươi, nước trái cây như cam, chanh. Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung kịp thời điện giải cho người bệnh sốt cao. Các loại nước ép trái cây cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường đề kháng, vững thành mạch, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe.
Người bệnh sốt xuất huyết cần lượng protein cao để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, vì vậy trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa; cùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, kẽm để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Nên tránh xa các loại thức ăn và đồ uống màu đỏ sẫm như tiết, củ dền,… vì dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
Chăm sóc người bệnh tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ tại giường, tăng cường nước, sữa, nước trái cây và dung dịch điện giải. Uống thuốc hạ sốt Paracetamol 4gr/ngày đối với người lớn. Mặc quần áo thoáng mát, giúp tỏa nhiệt. Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc steroid, các chất chống viêm không steroid, mefenamic acid (ponstan), acid acetylsalicylic (aspirin), ibuprofen,…
Với bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, không điều trị tại nhà và cần thông báo ngay cho các bác sĩ nếu có các triệu chứng lạ cảnh báo bệnh diễn tiến nặng.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, kéo dài, uống thuốc không hạ và có các ban xuất huyết dưới da cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trên các diễn đàn điện tử về y khoa, nhất...
Xem ThêmGiai đoạn nghiêm trọng của sốt xuất huyết thường diễn ra trong vòng 3 đến 7 ngày, sau ngày đầu tiên bị sốt. Đây là giai đoạn...
Xem ThêmSốt xuất huyết chảy máu cam là triệu chứng cảnh báo cơ thể có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và...
Xem ThêmSốt xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm dưới mức bình thường (150.000 tế bào//1 micro lít máu)...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị tiêu chảy không phải là một triệu chứng thông thường, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể tác động...
Xem ThêmChăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng, tử vong....
Xem Thêm