Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bé trai 12 tuổi ngụ tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tử vong do bệnh bạch hầu ác tính và biến chứng tim, dù đã được cấp cứu và điều trị tích cực. Trước đó vào tháng 6-7/2020, hai bệnh nhi mắc bệnh bạch hầu ác tính, có biến chứng tim tại tỉnh Đắk Nông cũng không qua khỏi. Làm thế nào để bảo vệ trẻ trước bệnh bạch hầu trong mùa tựu trường?
Ngoài những ca tử vong do bệnh bạch hầu kể trên, một bệnh nhi 6 tuổi, ngụ huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM). Theo thông tin ghi nhận, hiện bệnh nhi đã cai máy thở, nhận thức, phản xạ tốt sau hơn 2 tháng nằm việc điều trị.
Bác sĩ tại khoa hồi sức tích cực chống độc trẻ em Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đang kiểm tra sức cơ cho bệnh nhi. Nguồn ảnh: Báo TTO
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng khôn lường như viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm dây thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động; biến chứng viêm cơ tim nếu xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong là rất cao.
Liệt màn khẩu cái (hay màn hầu) là một biến chứng khác của bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần thứ 3 của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi, cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả của liệt cơ hoành. Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu có thể rơi vào khoảng 5% – 10% và có thể lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
Tại Việt Nam, khi chưa có vắc xin phòng bệnh bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dịch bệnh đã bùng phát và lây lan theo cấp số nhân trên địa bàn cả nước. Kể từ năm 1984 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu liên tục giảm từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000, tương ứng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh bạch hầu lại liên tục xuất hiện tại các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay đã có hơn 100 ca mắc bạch hầu trên địa bàn cả nước; hàng ngàn người đã phải cách ly do nghi ngờ, tiếp xúc gần hoặc ở trong vùng có dịch được khám; các hoạt động tập trung nơi đông người đồng loạt tạm dừng. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bạch hầu là các tỉnh ở Tây Nguyên với những ca mắc bệnh bạch hầu ác tính, có biến chứng và tử vong. Qua kiểm tra thực tế, những cụm dân cư nơi dịch bệnh bạch hầu bùng phát đều có tỷ lệ tiêm chủng cực thấp.
Xem thêm:
Thời điểm tháng 9, thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh bùng phát vào mùa tựu trường, trong đó có bệnh bạch hầu. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh do chưa ý thức được việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bản thân khi đến trường. Trẻ thoải mái ăn, ngủ, chơi cùng bạn bè khiến bệnh bạch hầu dễ lây lan hơn.
Để chủ động phòng ngừa bệnh bạch hầu cho trẻ trong mùa tựu trường, người thân cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà trẻ, lớp học cần đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Cần cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu như: mệt mỏi, đau họng, ho, chán ăn, sốt, có màng trắng ở vách ngăn mũi hoặc lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amidan, có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC: ‘’Biện pháp phòng bệnh bạch hầu quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch’’. Hiện nay, các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu được sử dụng tại Việt Nam có thể kể đến như:
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC là nơi có nhiều loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu như: vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp); vắc xin Adacel (Pháp); Boostrix (Bỉ) và vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ Td (Việt Nam). Trung tâm Tiêm chủng VNVC cam kết bình ổn giá vắc xin trong cả thời điểm dịch bệnh hay khan hiếm, mang lại cơ hội tiêm chủng cho tất cả người dân.
Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả cho trẻ em, gia đình và cộng đồng. Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC sẽ là người bạn đồng hành cùng gia đình phòng chống bệnh bạch hầu trong mùa tựu trường và thời điểm giao mùa sắp đến.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, bạn có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Nguồn tin: https://tuoitre.vn/phong-benh-bach-hau-the-nao-trong-mua-tuu-truong-20200915231209918.htm
Chủ động giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin và dinh dưỡng vận động hợp lý nâng khả năng đề kháng là cách phòng tránh bệnh hiệu...
Xem ThêmUNICEF cảnh báo, Covid-19 đang làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được...
Xem ThêmTừ ngày 26/9/2020, người dân Quảng Nam và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận,... có thể thoải mái đặt mua trước nhiều...
Xem ThêmVới mong muốn giúp trẻ ăn ngon, ăn giỏi, cao lớn, thông minh…, Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, Trung tâm Dinh...
Xem ThêmMột chương trình hấp dẫn, bổ ích, không thể bỏ qua, do Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, Trung tâm Dinh dưỡng...
Xem ThêmNgày 28/8/2020, VNVC Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động, mang cả kho vắc xin chất lượng, giúp người dân vùng dịch có thể sử dụng...
Xem Thêm