Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Kể từ những ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào những ngày cuối tháng 12/2019 cho đến cuối tháng 1/2020, viêm phổi cấp do virus corona đã trở thành một cơn đại dịch với “tâm chấn” tại Vũ Hán. Ngày 31/1/2020 chính phủ Trung Quốc xác nhận gần 10.000 trường hợp mắc bệnh, 213 người tử vong, 140 trường hợp được xác nhận tại các quốc gia khác, trong đó có ít nhất 5 trường hợp ở Việt Nam. Bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona (viêm phổi cấp/viêm phổi Vũ Hán) có các triệu chứng ban đầu là sốt, ho, nhức đầu, chóng mặt, một số người nhiễm cảm thấy khó thở; nếu không được hỗ trợ y tế kịp thời, người bệnh sẽ dẫn tới tử vong.
Virus corona là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ “coronavirus” như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này.
Mặc dù có cùng họ corona với với các loại virus từng gây ra những cơn đại dịch trên thế giới, bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS). Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại trừ khả năng các virus corona từng dẫn đến đại dịch SARS và MERS là nguyên nhân của dịch viêm phổi lạ hiện nay.
Nhóm virus corona thường được tìm thấy ở chim và các động vật có vú, các chủng virus giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Trong đó virus corona chủng OC43, 229E, NL63 và HKU1 gây ra các bệnh hô hấp từ nhẹ đến thông thường như cảm lạnh, cúm, còn chủng corona 2019-nCoV có thể gây những triệu chứng như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS).
2019 – nCoV là chủng thứ bảy trong họ coronavirus có khả năng lây bệnh cho người với trình tự bộ gen được báo cáo là giống từ 75-80% của SARS – CoV.
Video đề xuất:
Tính tới cuối tháng 1/2020, Trung Quốc chính thực xác nhận hiện có nhiều trường hợp nhiễm virus corona (2019-nCoV) hơn so với SARS – một loại virus gây ra tình trạng bệnh hô hấp cấp tính nặng đã lan rộng khắp Trung Quốc vào năm 2002 – 2003 và giết chết 774 người ở 17 quốc gia. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đợt dịch SARS, Trung Quốc đã có 5.327 trường hợp mắc bệnh và 349 người chết.
Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện cách ly gần 60 triệu dân để ngăn dịch lây lan nhưng số người mắc Virus viêm phổi Vũ Hán vẫn tăng lên từng ngày, trở thành nỗi kinh hoàng của thế giới vào những ngày đầu tiên của thập kỷ mới. Cho đến ngày 31/1/2010, đã có tổng cộng 213 người chết vì virus corona. Số ca nhiễm và tử vong vì virus corona chủng mới tăng vọt thêm 42 người chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Hiện virus corona (2019 – nCoV) đã lan tới hơn 20 nước và vùng lãnh thổ, được WHO đánh giá là có nguy cơ toàn cầu ở mức cao và ban bố tình trạng “khẩn cấp toàn cầu”. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo, tính đến 15h20 ngày 30.1.2020, theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đã phát hiện 3 người Việt Nam nhiễm virus corona, nâng tổng số ca nhiễm virus corona tại Việt Nam lên 5 người.
Tối 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng mới của virus corona (2019-nCoV) sau khi Ủy ban khẩn cấp WHO nhóm họp lần thứ hai tại Geneva, Thụy Sĩ, theo các Quy định y tế quốc tế (2005).
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y Tế, Chuyên gia phòng dịch của Bộ Y Tế và Cố vấn cao cấp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: “Tình hình dịch viêm phổi do virus corona mới diễn biến ở Trung Quốc rất phức tạp. Chúng ta phải xác định rằng, khả năng lây lan sang các nước, trong đó có Việt Nam là rất cao. Lúc này, biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất”.
Theo thông báo chính thức từ WHO, các triệu chứng cấp tính của người nhiễm virus corona bao gồm: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Trong đó, tất cả các nạn nhân bị nhiễm virus corona đều bị viêm phổi, hầu hết bị sốt, 75% bị ho và hơn 50% cảm thấy khó thở. Những triệu chứng này được cho là xuất hiện từ hai đến 10 ngày sau khi nhiễm virus, tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác, bao gồm cúm và cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên, một số trường hợp có dấu hiệu “không rõ ràng” đã được xác định mắc viêm phổi cấp do virus corona khiến việc chẩn đoán khó khăn hơn, có thể dễ dàng dẫn đến chẩn đoán bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai.
Vì vậy, khi gặp các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần cẩn thận thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyển của mình trong vòng 2 tuần gần nhất cho bác sĩ để đánh giá xem có xuất hiện các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với người từ vùng dịch hay người đang trong thời gian ủ bệnh hay không. Chỉ cần nghi ngờ bị nhiễm virus corona, ngay lập tức nên được cách ly tới cơ sở y tế thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết.
Tính đến ngày 30/1/2020, mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona tại Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.
Đối với những trường hợp dương tính với virus corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nhiễm virus corona cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay.
Do virus corona mới được xác định là lây truyền từ người qua người và chỉ có thể điều trị “phần ngọn”, chứ chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là việc làm cần thiết nhất.
Theo hướng dẫn được ban hành ngày 21/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona, hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu bao gồm:
Nhằm kịp thời mang đến cho cộng đồng những thông tin chính xác, khoa học về Virus Corona (2019-nCoV) gây bệnh viêm phổi cấp, đồng thời chia sẻ kiến thức phòng và điều trị các bệnh hô hấp thường gặp sau Tết Nguyên đán, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VTV tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP – CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ”, với sự tham gia của:
Chương trình diễn ra vào lúc 20h, ngày 31/1/2020 trên Báo điện tử VTV.vn và livestream trên các trang Fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV và VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào hộp thư suckhoe@vtv.vn, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn và comment trực tiếp trong livestream để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.
Hotline: 028 7300 6595
Trẻ viêm phổi nặng phải nhập viện điều trị thời gian dài, nguy cơ cao phải chịu nhiều biến chứng di chứng, thậm chí tử vong. Vì...
Xem ThêmViêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng viêm phổi ở trẻ em? Dấu hiệu nhận biết viêm phổi nặng ở trẻ em? Cách...
Xem ThêmBiến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến hàng loạt di chứng lâu...
Xem ThêmViêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong của trẻ em giai đoạn sơ...
Xem ThêmBiến chứng viêm phổi vô cùng nguy hiểm, có thể kể đến như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, thậm chí có thể gây tổn thương...
Xem ThêmViêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Trong bối...
Xem Thêm