Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Zona thần kinh là một căn bệnh gây ra bởi virus Varicella-Zoster, bệnh gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu, cản trở nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, vậy Zona thần kinh có lây không? Để giải đáp câu hỏi này, cần hiểu rõ về cách virus này hoạt động và con đường lây truyền của chúng.
BS Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Zona thần kinh có thể là tình trạng cuối trong chuỗi liên đới lây nhiễm virus Varicella-Zoster – căn nguyên gây bệnh thủy đậu. Vì thế, để phòng Zona thần kinh cần kết hợp việc tiêm phòng vắc xin phòng thủy đậu đầy đủ, đúng lịch với các biện pháp thường quy khác như tránh tiếp xúc với người bệnh, duy trì thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường khả năng phản ứng của hệ miễn dịch.” |
Khi mắc Zona, các sợi thần kinh bị tổn thương không thể gửi tín hiệu từ da đến não như bình thường, vì vậy các thông điệp trở nên nhiễu loạn và phóng đại, tạo ra nỗi đau kinh niên, thường không thể chịu đựng được, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, dù vết thương trên da đã khỏi. Để nhận biết triệu chứng Zona thần kinh, người bệnh có thể quan sát các dấu hiệu sau:
CÓ THỂ. Người bị mắc bệnh zona thần kinh không thể lây nhiễm bệnh cho người khác nếu người đó nhiễm Zona đang hoạt động. Tuy nhiên, virus Varicella-Zoster (VZV) có thể lây truyền sang người chưa bao giờ bị thủy đậu và/hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng từ vết phát ban hoặc mụn nước của bệnh zona.
Người bị lây truyền sau đó có thể phát bệnh thủy đậu chứ không phải phát bệnh trực tiếp thành Zona. Chỉ sau khi khỏi bệnh, VZV vẫn khu trú nhiều năm trong hạch gốc lưng của cơ thể người bệnh và có thể kích hoạt lại dưới dạng Herpes Zoster (Zona), từ đó gây ra bệnh zona thần kinh.
Như trên đã đề cập, bệnh zona không phải là bệnh truyền nhiễm và không thể lây bệnh zona từ người khác. Tuy nhiên, nếu bị bệnh zona, người bệnh có thể lây truyền virus VZV cho những người chưa bao giờ bị thủy đậu.
Con đường lây truyền virus Varicella-zoster từ bệnh nhân Zona thần kinh sang người bình thường có các giai đoạn như sau:
Thời gian từ khi người bị mắc bệnh thủy đậu cho đến khi bị bùng phát bệnh zona thường kéo dài một vài năm. Các dấu hiệu sớm nhất cho thấy virus đã phát triển thành Herpes Zoster và phát bệnh zona là cảm giác khó chịu, sốt, ngứa hoặc nóng rát tại vùng da và gây đau nhức. Đây được gọi là “triệu chứng tiền phát ban” của bệnh zona.
Sau đó, trong vài ngày, phát ban một bên sẽ xuất hiện trên cơ thể. Trung bình, khoảng thời gian từ khi mụn nước xuất hiện cho đến khi chúng đóng vảy thường mất từ 7-10 ngày và mất khoảng thời gian từ 2-4 tuần để các vết phát ban lành lặn và phục hồi trở lại.
Để ngăn ngừa bệnh zona, cần tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể họ vẫn còn có những vết mụn nước trên bề mặt da.
Quan trọng hơn cả, vì zona là nguyên nhân thứ phát của bệnh thủy đậu, do đó tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng tránh hiệu quả, nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nhất giúp tránh mắc bệnh zona thần kinh và các biến chứng của bệnh gây ra. Đây là biện pháp hiệu quả nhất được các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trẻ em nên được tiêm phòng thủy đậu với 2 liều: một liều vào lúc trẻ 12 tháng tuổi và một liều vào lúc 4-6 tuổi. Đối với thanh thiếu niên và người lớn từ 13 tuổi trở lên chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng, khuyến nghị tiêm ít nhất 2 liều vắc xin thủy đậu cách nhau ít nhất 1 tháng.
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu thế hệ mới với số lượng lớn, bao gồm: vắc xin Varivax (Mỹ), Varilrix (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc). VNVC luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn tại hàng trăm trung tâm trên toàn quốc, đặc biệt trong các thời điểm giao mùa, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết có diễn biến phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát triển, số ca mắc bệnh, nhập viện điều trị và tử vong gia tăng.
VNVC đảm bảo tất cả các loại vắc xin được nhập khẩu chính hãng, trực tiếp từ các hãng vắc xin và tập đoàn dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Các vắc xin được bảo quản trong điều kiện tối ưu với hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) và hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP (Good Storage Practices) tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2-8 độ C với quy trình quy hoạch, vận hành và kiểm soát vắc xin chặt chẽ, khoa học, đảm bảo vắc xin được tiêm cho Khách hàng là an toàn, chất lượng cao và hiệu quả nguyên vẹn.
Đối với những người mắc bệnh zona thần kinh, cần đảm bảo che phủ bảo vệ vùng bị phát ban, mụn nước, tránh chạm hoặc gãi để tránh làm rơi dịch mủ và gây lây nhiễm cho người khác. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh non, trẻ có hệ miễn dịch yếu, người đang điều trị bệnh và những người suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, với vùng da bị ảnh hưởng bởi zona thần kinh, cần đảm bảo vệ sinh vùng da sạch sẽ và diệt khuẩn bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa da chuyên dụng thường xuyên. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng nên được chỉ định bởi bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Zona thần kinh có lây không? Bệnh zona không lây nhưng nếu tiếp xúc với vết phát ban ở giai đoạn từ khi mụn nước xuất hiện cho đến khi mụn đóng vảy, có thể nhiễm virus Varicella-Zoster và phát triển thành bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh, virus có thể tái hoạt động sau một vài năm và gây ra zona thần kinh. Để ngăn chặn việc lây nhiễm virus, người bệnh cần chăm sóc và quản lý tốt các tổn thương của bệnh gây ra, tránh tiếp xúc với người lành, nhất là các đối tượng yếu thế như trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, bao gồm cả zona thần kinh. Một chế...
Xem ThêmBệnh zona thần kinh có triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước chứa dịch, có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên...
Xem ThêmGiời leo là bệnh rất phổ biến với người Việt Nam, dễ tái phát, biến chứng lâu dài nếu không điều trị đúng. Ngoài thăm khám, tuân...
Xem ThêmGiời leo ở mắt là bệnh lý gây ra do virus Varicella zoster (VZV) với những sang thương ở vùng da quanh mắt và mí mắt người...
Xem ThêmHiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc và zona bởi cả hai đều là những bệnh lý nhiễm trùng ngoài da...
Xem ThêmZona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng ngoài da, các triệu chứng lâm sàng điển hình khá tương đồng với những nốt mụn viêm, mụn mủ...
Xem Thêm