Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có thể được coi là tình trạng vết thương nhẹ, đây là tình huống không ít người gặp phải trong cuộc sống. Khi bị chó mèo cắn, dù không chảy máu chỉ bị bầm thì người bị động vật tấn công vẫn không được chủ quan. Vì một khi đã bị động vật cắn, không loại trừ nguy cơ cao mắc bệnh dại, do vậy cần theo dõi vết thương, kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân và cả con vật có biểu hiện nào của bệnh dại không để có những phương hướng xử trí kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Người bị chó cắn rất nguy hiểm vì có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh dại. Đây là hội chứng viêm não tủy cấp tính do virus, thường gặp ở động vật có vú máu nóng thông dụng nhất là chó, mèo,… Virus dại lây lan từ nước bọt của động vật mắc dại bằng vết cắn, cào, liếm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus dại còn có thể lây qua đường tiếp xúc từ nước bọt thông qua vết thương hở, vùng niêm mạc mắt, mũi. Ví dụ: động vật bị nhiễm virus dại nhưng còn đang trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vùng da có vết thương hở đồng nghĩa với việc có thể bạn đã nhiễm bệnh dại.
Khi bị chó dại cắn người sẽ mắc bệnh dại (thể dại điên cuồng hay thể dại liệt), sau đó tiến triển đến hôn mê và tỷ lệ tử vong là 100% chỉ sau 7 – 10 ngày (ở cả con người và động vật) (1). Tuy nhiên, bệnh dại có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả bằng vắc xin cùng huyết thanh kháng dại. Vắc xin phòng bệnh dại đã được sử dụng tại Việt Nam trên 25 năm và hơn 30 năm trên thế giới. Hơn 200 triệu liều đã được sử dụng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia, điều này cho thấy hiệu quả và độ an toàn của vắc xin dại là rất cao. Vắc xin phòng dại thế hệ mới được chứng minh là an toàn trên nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, bệnh dại nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm B – Là nhóm gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. (2)
Mặt khác, việc tiêm ngừa phòng dại cho vật nuôi không phải gia đình nào cũng thực hiện đúng theo quy định. Thậm chí nhiều gia đình chỉ tiêm vắc xin cho giống chó nước ngoài có giá trị cao, còn đàn chó ta, chó con thì lại không được tiêm. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai, bởi không thể biết trước được chó sẽ mắc bệnh dại lúc nào. Cũng chính vì tâm lý chủ quan sợ tốn kém khiến không ít trường hợp bị chó dại cắn và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính mạng.
Do đó, mọi vết cắn, cào, xước bị chó tấn công gây ra không được chủ quan mà cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên, kể cả những tổn thương chỉ xước nhẹ không chảy máu hay chảy máu ít. Rất nhiều trường hợp thực tế sau khi bị chó dại cắn vết xước ở mức độ nhẹ chảy ít máu, người bệnh chủ quan không đi tiêm ngừa kịp thời và đã tử vong không lâu sau đó. Chính vì vậy, nếu không may bạn bị chó dại cắn, tuyệt đối không nên chủ quan mà cần theo dõi vết thương và tình trạng sức khỏe của bản thân và cá thể chó đã tấn công để có giải pháp điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bất cứ vết cắn, cào, xước hay thậm chí là bị chó dại liếm vào vết thương hở, vùng niêm mạc mắt, mũi đều có nguy cơ mắc bệnh dại. Vậy bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không, cần thiết phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và tiêm vắc xin ngừa dại hay không?
Hiện nay, với những trường hợp bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm rất nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng không chảy máu thì virus không thể xâm nhập vào cơ thể và gây dại, đặc biệt bị chó trong nhà nuôi cắn không nguy hiểm như chó hoang dễ mang mầm bệnh hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi vết thương chỉ bị bầm, không gây chảy máu thì da cũng đã tiếp xúc với nước dãi có chứa virus dại gây bệnh, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Vậy nên, nếu bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm vết thương vị trí ở xa khu vực thần kinh trung ương, đồng thời chó đã được tiêm phòng dại trước đó, bạn có thể yên tâm tự theo dõi vết thương và tình hình sức khỏe ngay tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường ở bản thân và cả cá thể chó hãy báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời. Trong trường hợp, chó hoang tấn công gây ra nhiều vết cắn thì dù bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm vết thương thì bạn vẫn nên sơ cứu vết thương nhanh tại nhà và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên môn đưa ra phương án xử trí kịp thời. Bởi chó hoang nên bạn không thể biết được có mắc dại hay chưa và các vết cắn có đang gần khu thần kinh trung ương hay không, mức độ nguy hiểm như thế nào. Vậy nên, trong trường hợp bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm tuyệt đối không được lơ là, chủ quan để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
CÓ! Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm vẫn nên đi chích ngừa bởi bạn không biết chắc được cá thể chó tấn công có đang mắc bệnh dại hay không, đã từng được tiêm phòng dại trước đây và nhất là vết cắn có nằm gần khu vực thần kinh trung ương nguy hiểm. Chưa có bất cứ phương pháp điều trị hiệu quả bệnh dại sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bất cứ ai cũng có thể bị phơi nhiễm với bệnh dại nếu không được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ. Cho đến nay, vắc xin dại chính là phương pháp dự phòng hiệu quả nhất đồng thời cũng là thuốc điều trị dại duy nhất.
Rất nhiều người thường thắc mắc bị chó cắn không chảy máu có sao không nên làm gì? Thực tế khi chó cắn, một phần của bộ răng đã tiếp xúc ngoạm vào phần da và ghim xuống phần mô thịt, đồng thời những chiếc răng nanh nhọn có thể tạo vết rách, xước gây chảy máu. Nếu vết thương nhẹ không chảy máu chỉ bị bầm thì vùng da ít nhiều cũng có vết hằn dấu răng của chó. Theo các các bác sĩ chuyên khoa, việc xử lý vết thương khi bị chó cắn rất quan trọng, nếu xử lý sai cách dẫn đến việc vết thương bị nhiễm trùng nặng khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.Chính vì vậy, khi bị chó cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử lý theo đúng các bước sau:
Sau khi sơ cứu vết thương tại nhà, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được vệ sinh vết thương kỹ lưỡng hơn, đồng thời các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi vết cắn và tình trạng sức khỏe để đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất.
Trong quá trình theo dõi mức độ nguy hiểm của vết thương và đánh giá tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (nếu có), trong một số trường hợp sẽ tiêm thêm vắc xin uốn ván. Phác đồ tiêm chủng phòng bệnh dại sẽ được bác sĩ tư vấn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý, để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, người bệnh tuyệt đối không nên làm những điều sau:
Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, nên lưu ý tiêm nhắc lại theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra để vắc xin phát huy tối đa công dụng bảo vệ. Hằng ngày nên kiểm tra, vệ sinh lại vết thương để nhận biết các bất thường như vết thương càng ngày càng sưng, đau hoặc tiết dịch vàng. Song song đó, theo dõi tình trạng chó ít nhất 10 ngày để xem chúng có dấu hiệu nào của bệnh dại hay không. Trường hợp chó cắn là chó dại không theo dõi được, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn tiếp.
Từ những thông tin trên, bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không đã có câu trả lời. Dại là một căn bệnh nguy hiểm, do đó dù trong bất cứ tình huống nào người bệnh tuyệt đối không được lơ là chủ quan, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin dại kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, việc tiêm ngừa là biện pháp cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tỏ...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, không chỉ cần xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ngay lập...
Xem ThêmTiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng dại là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh được nguy cơ tử vong khi bị động vật nghi dại cắn....
Xem Thêm