Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học Jonas Edward Salk. Đây là loại vắc xin bất hoạt được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dại của từng loại huyết thanh đã được bất hoạt với dung dịch formalin. CDC khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên tiêm vắc xin bại liệt để bảo vệ khỏi bệnh bại liệt, vắc xin IPV có thể dùng để tiêm đơn lẻ hoặc kết hợp chung với một số loại vắc xin khác như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B.
Vắc xin IPV là vắc xin bất hoạt có thể ngăn ngừa bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polio (Poliovirus) gây ra gồm 3 tuýp 1,2 và 3. Virus bại liệt sau khi vào cơ thể sẽ di chuyển đến hạch bạch huyết, tại đây một số virus Polio sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh dẫn đến tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Một số người mắc bệnh bại liệt có thể tự hồi phục hoàn toàn. Những trường hợp khác chỉ có thể phục hồi được chức năng của một phần chi bị tổn thương và phải sống dựa vào nẹp chân hoặc nạng suốt đời. Các trường hợp nặng khi virus tấn công vào khu vực hành tủy não, nơi thực hiện các chức năng hô hấp và nhai nuốt sẽ tử vong sau thời gian ngắn. Những ai còn sống sót (còn gọi là người bị “phổi sắt”) để tiếp tục duy trì sự sống, họ buộc phải nằm im trong những chiếc máy phổi lớn cho đến hết phần đời còn lại.
Con người là nguồn chứa duy nhất của virus Polio. Virus bại liệt lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Chúng có mặt từ phân gây ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm rồi vào cơ thể và phát triển trong đường tiêu hóa, con người đào thải phân ra ngoài môi trường và tiếp tục gây bệnh. Ước tính có đến 95-99% số người mắc bệnh bại liệt không có triệu chứng (hay còn gọi là bại liệt cận lâm sàng). Tuy nhiên, ngay cả khi không có bất cứ triệu chứng, những người nhiễm Poliovirus vẫn có thể lây lan và gây nhiễm trùng cho người khác.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu chữa bệnh bại liệt, tuy nhiên có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm IPV an toàn và hiệu quả. Việc tiêm phòng bại liệt cũng rất quan trọng trong việc gia tăng miễn dịch cộng đồng. Vắc xin IPV là vắc xin bại liệt bất hoạt duy nhất được cung cấp tại Hoa Kỳ kể từ năm 2000, có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh bại liệt. Tại Việt Nam, vắc xin IPV được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn quốc từ năm 2018. Ngoài ra, còn có vắc xin bại liệt uống (OPV) được sử dụng ở các nước khác. Cả 2 loại vắc xin này đều đã loại trừ thành công bệnh bại liệt hầu hết trên toàn thế giới.
Trong suốt 23 năm qua, Việt Nam đã “xóa sổ” thành công bệnh bại liệt và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Tuy vậy, để tích cực phòng bệnh, ngăn chặn nguy cơ dịch bại liệt vẫn còn hiện hữu, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và virus bại liệt nguồn gốc hoang dại vẫn còn lưu hành ở nhiều quốc gia, chủ động thực hiện công tác tiêm vắc xin bại liệt đúng lịch, đủ liều để phòng ngừa hiệu quả bệnh bại liệt là rất cần thiết cho đến khi bệnh bại liệt được thanh toán hoàn toàn trên quy mô toàn cầu.
Jonas Edward Salk – một nhà virus học và nhà nghiên cứu y khoa người Mỹ gốc Do Thái. Ông đã khám phá và phát triển vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) thành công đầu tiên bằng cách sử dụng các chủng virus bại liệt hoang dại của cả 3 loại huyết thanh và bất hoạt với dung dịch formalin – một loại formaldehyde (mục đích khử hoạt tính của virus trước khi đưa vào vắc xin để không lây nhiễm bệnh cho người được tiêm chủng). Khi được tiêm bắp, vắc xin sẽ kích thích quá trình sản xuất kháng thể, khiến người nhận miễn dịch với căn bệnh này. Nhờ thành quả đó mà tỷ lệ ca mắc bệnh bại liệt ở Hoa Kỳ giảm từ 13,9/100 000 ca vào năm 1954 xuống còn 0,8/100 000 ca vào năm 1961.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu chất lượng của vắc xin IPV gặp một số nhược điểm. Ngay sau khi được cấp phép sử dụng vắc xin, vào cuối tháng 4/1955, xuất hiện những báo cáo về tình trạng mắc bệnh bại liệt ở số trẻ nhỏ vừa được tiêm chủng. Khi số ca mắc bệnh nhân lên, trong đó bao gồm cả cha mẹ, người thân của những đứa trẻ được tiêm chủng, các nhà điều tra tìm thấy virus bại liệt còn sống đã nhiễm vào một số lượng vắc xin nhất định từ phòng thí nghiệm Cutter Berkeley, điều đó cho thấy Salk đã gặp thất bại trong việc vô hiệu hóa virus vắc xin ngay tại phòng thí nghiệm này. Tổng cộng, có 192 trường hợp bại liệt đã xảy ra ở trẻ em được tiêm chủng và những người tiếp xúc với gia đình và cộng đồng của chúng, trong đó có 11 trường hợp tử vong.
Vào năm 1980, để khắc phục thất bại này, nồng độ và tinh chế kháng nguyên bại liệt được đưa vào sản xuất vắc xin IPV cùng khả năng miễn dịch của vắc xin được tăng lên. Vắc xin IPV ban đầu chứa các đơn vị kháng nguyên 20, 2 và 4D của Poliovirus tuýp 1, 2, 3. Bằng việc áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mới các tế bào trên hạt microcarrier trong huyền phù tại bể thép không gỉ lớn, một loại IPV mạnh hơn chứa các đơn vị kháng nguyên 40, 8 và 32D loại 1,2,3 đã được sản xuất.
Các thử nghiệm mới này cho thấy vắc xin IPV có mức độ ổn định huyết thanh cao hơn 90% so với cả 3 loại poliovirus chỉ sau 1 liều tiêm và 100% sau 2 liều tiêm. Để loại bỏ nguy cơ tê liệt trong số những người nhận vắc xin OPV đường uống, lịch tiêm chủng tuần tự vắc xin IPV/OPV đã được sử dụng trên thế giới.
CÓ! IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt. Tiêm ngừa 1 mũi vắc xin IPV có chứa cả 3 tuýp kháng nguyên bại liệt tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3 giúp tăng cường miễn dịch đối với tuýp 1 và tuýp 3 đồng thời tạo miễn dịch phòng bệnh đối với tuýp 2 đối với những trẻ sử dụng 3 liều bOPV đường uống.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tồn lưu miễn dịch với bệnh bại liệt (2017-2018) trên nhóm trẻ chưa được tiêm ngừa vắc xin IPV tỷ lệ cho thấy chỉ có 13,1% trẻ có kháng thể vi rút kháng bại liệt tuýp 2, tồn lưu miễn dịch này phần lớn là kháng thể được mẹ truyền sang trong thai kỳ và giảm nhanh sau 4 tháng sau sinh. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc tiêm vắc xin bại liệt IPV là rất cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể trước virus bại liệt tuýp 2; đồng thời loại bỏ dần việc sử dụng vắc xin bại liệt đường uống (OPV), tiến tới loại bỏ hoàn toàn virus bại liệt nguồn gốc hoang dại cũng như nguồn gốc có từ vắc xin.
Mặt khác, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt nên có tính an toàn cao. Các phản ứng sau tiêm ghi nhận đều ở mức độ thông thường, chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm ngừa. Do đó, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm đưa trẻ đi tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe của trẻ, góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng và giảm gánh nặng lên ngành Y tế.
Như thông tin phần trên, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt dạng tiêm chứa virus bại liệt (đã đã bị tiêu diệt không thể lây và gây bệnh) có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh bại liệt hiệu quả. Do đó, vắc xin bại liệt IPV là một trong những loại vắc xin an toàn nhất đang được sử dụng. Không có phản ứng bất lợi toàn thân nghiêm trọng nào được chứng minh là xảy ra sau khi tiêm ngừa. Theo báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khi tiêm 2 liều vắc xin IPV sẽ có hiệu quả phòng bệnh bại liệt thể liệt lên đến 90%; 3 liều sẽ có hiệu quả từ 99% đến 100%. (1)
Nhằm đảm bảo miễn dịch đầy đủ giúp phòng bệnh bại liệt ngoài việc uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt đường uống (OPV) trẻ em cần được tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt IPV, nếu trẻ không được tiêm ngừa đúng lịch vào lúc 5 tháng tuổi thì cần được tiêm ngừa càng sớm càng tốt sau đó. Trong chương trình TCMR chỉ cung ứng vắc xin bại liệt IPV để sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dựa vào Quyết định 2470/QĐ-BYT, Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm vắc xin bại liệt cho những đối tượng có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, hoặc bác sĩ có thể tạm hoãn tiêm chủng nếu trong trường hợp người được tiêm cảm thấy không khỏe. (2)
Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin bại liệt bao gồm:
Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin bại liệt:
Các chuyên gia khuyến cáo không nên trì hoãn việc tiêm vắc xin nếu chỉ mắc các bệnh lý về đường hô hấp hoặc cấp tính nhẹ mà không sốt, bởi chỉ khi tiêm phòng đủ liều đúng lịch, vắc xin mới phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất.
Hiện nay, lịch uống và tiêm vắc xin bại liệt của chương trình TCMR là uống 3 liều vắc xin bại liệt đường uống (OPV) vào thời điểm trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi, khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV).
Về tiêm phòng dịch vụ, các mũi tiêm có thành phần bại liệt gồm có:
Xem thêm: Các loại vắc xin phòng bệnh bại liệt
Việc tiêm IPV là cần thiết giúp bảo vệ cơ thể trước virus bại liệt týp 2, vac xin IPV là vắc xin bất hoạt (virus bại liệt đã đã bị tiêu diệt và không thể lây và gây bệnh) nên có tính an toàn cao. Tuy nhiên, tương tự những loại vắc xin khác, vắc xin bại liệt đường uống hay tiêm IPV cũng có các tác dụng phụ không mong muốn như: sưng, đau tại vị trí tiêm, sốt, quấy khóc sau khi tiêm IPV. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng thông thường khi tiếp nhận vắc xin của cơ thể, chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tai biến nặng sau khi tiêm IPV. Tuỳ vào cơ địa của từng trẻ nhỏ, có trẻ không sốt, có trẻ sốt sau vài ngày, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hầu hết các vắc xin được đưa vào sử dụng để tiêm ngừa đều an toàn. Rất hiếm xảy ra trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đa số các phản ứng như đau, xuất hiện quầng đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt nhẹ đều là phản ứng thông thường, không cần điều trị và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, để phòng ngừa những phản ứng không mong muốn, Bộ Y tế đã đưa ra Quyết định 2535/QĐ- BYT hướng dẫn chi tiết cách theo dõi và chăm sóc sau khi chủng ngừa. (3)
Sau khi được tiêm chủng người bệnh phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm. Trường hợp người được tiêm chủng là trẻ nhỏ thì bố mẹ, người lớn nên theo dõi và chăm sóc thường xuyên, các dấu hiệu cần theo dõi sau khi tiêm chủng gốm có:
Tiêm vắc xin IPV đầy đủ và đúng lịch chính là cơ hội lớn nhất giúp trẻ em và cả người lớn phòng chống căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt.
Vắc xin OPV là loại vắc sống giảm độc lực dạng uống được sử dụng ở nhiều quốc gia để bảo vệ chống lại bệnh bại liệt....
Xem ThêmTrẻ tiêm IPV có sốt không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi đưa con đi tiêm ngừa vắc xin bại liệt. Thực chất, sau...
Xem ThêmVắc xin phòng bệnh bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Việc tiêm đầy...
Xem ThêmVắc xin 6in1 là vắc xin tích hợp nhiều loại kháng nguyên của virus gây bệnh vào trong duy nhất một mũi chích ngừa, giúp người tiêm...
Xem ThêmVắc xin bại liệt là một trong những loại vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bại...
Xem ThêmKhông chỉ để lại di chứng liệt hạ chi dẫn đến teo cơ ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động sau này, bệnh bại liệt ở...
Xem Thêm