Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ tiêm IPV có sốt không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi đưa con đi tiêm ngừa vắc xin bại liệt. Thực chất, sau khi tiêm vắc xin bại liệt việc trẻ bị sốt nhẹ là một phản ứng hết sức bình thường và tự nhiên của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để đáp ứng với vắc xin một cách hiệu quả. Tùy theo thể trạng, cơ địa và loại vắc xin sử dụng mà mỗi bé sẽ có những biểu hiện sốt và các tác dụng phụ không giống nhau. Bố mẹ không nên quá lo lắng, bởi các phản ứng như sốt thường sẽ tự khỏi sau khoảng 24 – 48 giờ.
Vắc xin IPV là vắc xin duy nhất có thể ngăn ngừa bệnh bại liệt được nghiên cứu và điều chế bởi nhà virus học và nhà nghiên cứu y khoa Jonas Edward Salk.
Đây là loại vắc xin bất hoạt được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dại của từng loại huyết thanh đã được bất hoạt (tiêu diệt) bằng dung dịch formalin, sau khi tiêm vào cơ thể vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo miễn dịch để phòng bệnh bại liệt.
Từ năm 2018, vắc xin IPV là một phần quan trọng trong chương trình TCMR đối với trẻ nhỏ 5 tháng tuổi tại Việt Nam, có thể sử dụng tiêm đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với các loại vắc xin khác (ví dụ: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và cúm haemophilus).
Cùng với sự ra đời của vắc xin bất hoạt IPV dạng tiêm và vắc xin sống giảm độc lực OPV dạng uống, bệnh bại liệt trên thế giới gần như đã được kiểm soát triệt để, tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong đã giảm đáng kể.
Trong suốt 23 năm qua, Việt Nam đã “thanh toán” thành công bệnh bại liệt và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Dịch bệnh tuy đã được kiểm soát nhưng công tác phòng bệnh vẫn được tiến hành kỹ lưỡng, đảm bảo độ phủ vắc xin bại liệt ở tỷ lệ cao bởi dịch bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào. Do đó, bên cạnh công tác triển khai tiêm vắc xin IPV ngừa bại liệt cho trẻ dưới 5 tháng tuổi bằng vắc xin đơn lẻ, phụ huynh nên bổ sung vắc xin phối hợp phòng bệnh bại liệt kèm gia tăng tỷ lệ tạo miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mà trẻ em thường mắc phải như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B.
Xem thêm: https://vnvc.vn/vac-xin-bai-liet/
Quay trở lại với câu hỏi tiêm IPV có sốt không, mũi IPV có sốt không, các chuyên gia cho biết các tác dụng phụ sau khi tiêm IPV rất nhẹ và thoáng qua. Tiêm IPV có thể gây sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi và mẩn đỏ tại chỗ tiêm trong vài ngày. Tuy nhiên, sốt là một trong những tác dụng phụ thông thường, bố mẹ không nên quá lo lắng và vì trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định sử dụng các loại thuốc giảm sốt cho trẻ.
Trẻ tiêm vắc xin IPV rất an toàn, tỉ lệ các tác dụng phụ không nhiều. Trong số các tác dụng phụ thông thường sau tiêm có thể gặp trong 24 – 48 giờ đầu (1) như đau, sưng nhẹ nơi tiêm, sốt nhẹ và thường sẽ tự hết sau 2-10 ngày. Theo các chuyên gia, đây đều là một phản ứng thường gặp khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để đáp ứng với vắc xin một cách hiệu quả. Do đó, để trả lời cho câu hỏi tiêm IPV có sốt không thì việc tiêm vắc xin bại liệt IPV có thể làm sốt nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ sốt không cao và sốt nhẹ tự khỏi sau vài ngày.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ sau khi tiêm mũi IPV sốt nhẹ thường kéo dài trong 2–10 ngày (2) và hầu hết các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn. Nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sau khi tiêm lại hoàn toàn bình thường, không hề xuất hiện các tác dụng phụ nào, tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hầu hết các vắc xin được đưa vào sử dụng để tiêm ngừa đều an toàn. Rất hiếm xảy ra trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, để phòng ngừa phản ứng sốt sau tiêm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý:
Nhưng trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ sau tiêm, nếu phát hiện thấy trẻ có các dấu hiệu tai biến nặng có thể đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, khó thở, ngưng thở… cần khẩn trương đưa trẻ tới ngay bệnh viện để theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời.
Khác với vắc xin bại liệt sống giảm động lực OPV, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt (virus Polio đã đã bị tiêu diệt không thể lây và gây bệnh) nên có tính an toàn cao. Tuy nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV gây ra một số các tác dụng phụ không mong muốn như sốt nhẹ, sưng, đau, quấy khóc, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa,… Những triệu chứng này thông thường kéo dài từ 2 – 10 ngày và hầu hết các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn, chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tai biến nặng sau khi tiêm IPV.
Như vậy, thắc mắc của nhiều người liệu tiêm IPV có sốt không đã có lời giải đáp. Tiêm vắc xin IPV đủ liều, đúng lịch là cơ hội lớn nhất giúp trẻ em trên thế giới không chỉ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm như bại liệt mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện về thể chất và trí não. Chính vì vậy bố mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ bằng cách nắm vững lịch tiêm chủng cho con theo từng độ tuổi.
Vắc xin OPV là loại vắc sống giảm độc lực dạng uống được sử dụng ở nhiều quốc gia để bảo vệ chống lại bệnh bại liệt....
Xem ThêmVắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học Jonas Edward Salk. Đây là loại...
Xem ThêmVắc xin phòng bệnh bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Việc tiêm đầy...
Xem ThêmVắc xin 6in1 là vắc xin tích hợp nhiều loại kháng nguyên của virus gây bệnh vào trong duy nhất một mũi chích ngừa, giúp người tiêm...
Xem ThêmVắc xin bại liệt là một trong những loại vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bại...
Xem ThêmKhông chỉ để lại di chứng liệt hạ chi dẫn đến teo cơ ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động sau này, bệnh bại liệt ở...
Xem Thêm