Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Theo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế trên thế giới có 2 triệu người tiếp xúc qua da, máu và dịch tiết của người bệnh với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mỗi năm. Trong đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm viêm gan B; 40% phơi nhiễm viêm gan C; 2,5% phơi nhiễm HIV do tổn thương vì kim đâm. Do có nguy cơ cao phải tiếp xúc với các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, các nhân viên y tế cần tiêm một số loại vắc xin để giảm khả năng mắc bệnh hoặc lây lan bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, y tá, nhân viên y tế của đơn vị cấp cứu, chuyên gia nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, dược sĩ, nhân viên hành chính tài bệnh viện, tình nguyện viên bệnh viện, và sinh viên y khoa. Họ là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy hại, dịch bệnh, làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh do nghề nghiệp.
Phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất với nhân viên y tế là máu, tổn thương phổ biến nhất là do kim tiêm. Tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của nhân viên y tế và gây ra nguy cơ phơi nhiễm cao.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào năm 2000, hàng năm có:
Cũng trong năm 2000, phơi nhiễm nghề nghiệp từ những thương tổn qua da khiến khoảng 16.000 nhân viên y tế nhiễm viêm gan siêu vi C, 1.000 người nhiễm HIV (Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO).
Tính đến 15/02/2020, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết có hơn 66.000 ca lây nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc, trong đó có ít nhất 1.716 bác sĩ, y tá có tiếp xúc với bệnh nhân.
Các nhân viên y tế không chỉ đối mặt với rủi ro bị lây nhiễm từ những người mắc bệnh mà còn có thể trở thành nguồn truyền bệnh cho những người bệnh khác, hoặc lây nhiễm cho chính gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), nhân viên y tế có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm gan B, cúm, sởi, quai bị, rubella và thủy đậu… Tuy nhiên, điều may mắn là tất cả các bệnh này đều có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.
Tiêm chủng vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả để duy trì khả năng miễn dịch là một phần thiết yếu của các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng cho các nhân viên y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Các nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm cao trong quá trình làm việc
Các chuyên gia khuyến cáo nhân viên y tế nên tiêm đầy đủ các vắc xin dành cho người lớn, đặc biệt lưu ý 6 loại vắc xin sau:
Bệnh cúm là căn bệnh tiềm ẩn nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, dẫn tới bệnh nhân cần phải nhập viện và thậm chí có thể tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus cúm giết chết từ 290.000- 650.000 người mỗi năm trên toàn cầu.
CDC khuyến nghị hầu hết người trưởng thành đều nên chủng ngừa cúm hàng năm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm và những người thường xuyên tiếp xúc với đối tượng này, chẳng hạn như nhân viên y tế. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về nhiễm cúm A (H1N1) năm 2009 cho thấy các nhân viên y tế có khả năng bị cúm cao gấp đôi so với nhân viên các ngành nghề khác. Sử dụng vắc xin phòng cúm hàng năm là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin Influvac (Hà Lan)Vắc xin GC Flu (Hàn Quốc) Vắc xin Vaxigrip (Pháp) Vắc xin Ivacflu-S (Việt Nam) | Tiêm 1 liều hàng năm |
Virus viêm gan B có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn, bao gồm xơ gan và ung thư gan. Theo CDC, mỗi năm có khoảng 2,000 người ở Hoa Kỳ tử vong do mắc bệnh về gan liên quan đến viêm gan B. Bộ Y tế Việt Nam cũng cho biết: Với khả năng sống lâu nhiều tháng trong vết máu khô, virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp từ 50-100 lần so với HIV và khoảng 17,6% nhân viên y tế có thể bị nhiễm virus gây bệnh viêm gan B.
Đối với Nhân viên y tế có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, tiêm chủng là một phần quan trọng trong kiểm soát nhiễm bệnh.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin Engerix B (Bỉ) Vắc xin Euvax B (Hàn Quốc) | Tiêm 3 liều, trong thời gian 6 tháng, nhắc lại sau 5 năm hoặc khi nồng độ kháng thể giảm |
Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính trong giai đoạn 2000-2018, nguy cơ nhiễm sởi ở nhân viên y tế được ước tính là gấp 13 lần so với người bình thường, việc tiêm vắc xin sởi đã giúp ngăn chặn khoảng 23,2 triệu trường hợp tử vong.
Mặc dù rubella và quai bị có xu hướng ít nghiêm trọng hơn sởi, nhưng nhân viên y tế chưa được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh này và sau đó truyền virus cho các đối tượng bệnh nhân dễ lây nhiễm khác như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin MMR II (Mỹ) Vắc xin MMR (Ấn Độ) | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. |
Trước khi vắc xin thuỷ đậu được cấp phép tại Hoa Kỳ vào năm 1995, đã có khoảng 100 trường hợp tử vong và hơn 11.000 ca nhập viện mỗi năm do bệnh thuỷ đậu.
Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Việc tiêm phòng thuỷ đậu là biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất cho tất cả mọi người, kể cả nhân viên y tế.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin Varivax (Mỹ) Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ hoàn tất lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. |
Sau thời gian được khống chế, gần đây có các dấu hiệu cho thấy dịch bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà có thể quay trở lại. Trên thế giới, trong những năm gần đây, các báo cáo y khoa trên thế giới liên tục ghi nhận nhiều dấu hiệu về sự quay lại của bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà ở cả trẻ em và người lớn. Tại Indonesia, sự bùng phát một cách bất thường của tỷ lệ mắc bệnh Bạch hầu đã xảy ra vào năm 2017 với hơn 593 ca mắc, dù tỷ lệ bao phủ của vắc xin trong cộng đồng rất cao. Tại Việt Nam: Từ năm 2015, các báo y khoa liên tục ghi nhận số lượng ca mắc và tử vong do Bạch hầu, Ho gà, Uốn Ván đang có xu hướng gia tăng
Một trong những nguyên nhân khiến các dịch bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà có nguy cơ quay lại là do sự miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh này không tồn tại mãi mà suy giảm theo thời gian. Vì vậy, dù đã tiêm ngừa, nhưng nếu không tiêm nhắc lại, bạn bạn vẫn có khả năng mắc bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm. Giống như cúm, bệnh lây lan qua ho và hắt hơi, cũng như tiếp xúc gần gũi như hôn và các triệu chứng ban đầu có thể chỉ giống như cảm lạnh thông thường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, để có thể bảo vệ cơ thể một cách xuyên suốt, tất cả mọi người dù đã được tiêm ngừa vẫn nên thực hiện các mũi tiêm nhắc lại với vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà. Đặc biệt là người già từ 50 tuổi trở lên, người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận… và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở nhi khoa có nguy cơ cao nhất đối với cả việc mắc bệnh và lây lan bệnh ho gà.
Những người làm việc trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh nên cực kỳ thận trọng với bệnh này, vì nó có thể gây tử vong cho trẻ sinh non nếu chúng bị lây bệnh.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin Adacel (Pháp) Vắc xin Boostrix (Bỉ) | Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 10 năm |
Viêm màng não do mô cầu thường lây qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nghiêm trọng hơn có thể để lại những di chứng về thần kinh.
Nhân viên y tế có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của một cá nhân bị nhiễm bệnh khi đang điều trị đường thở trong quá trình hồi sức, ví dụ như các vi khuẩn trong môi trường phòng thí nghiệm.
Vắc xin | Lịch tiêm |
Vắc xin Mengoc BC (Cuba) Vắc xin Menactra (Mỹ) | Tiêm 1 liều duy nhất |
Các nhân viên y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Họ chăm sóc, chữa trị cho người bệnh nhưng cũng tự đặt mình vào nguy cơ đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc xin là một trong những bước quan trọng giúp nhân viên y tế không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn cho cả bệnh nhân và người thân của họ.
Xem thêm bảng giá các loại vắc xin tại trung tâm tiêm chủng VNVC
Không chỉ cung cấp nhiều loại vắc xin cho trẻ em, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC còn cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho người lớn – trong đó có nhân viên y tế – với chất lượng tốt nhất, nhập khẩu chính hãng, đặc biệt là các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người lớn như cúm mùa, viêm phổi, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, bệnh dại… Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, quy trình an toàn tiêm chủng được đảm bảo nghiêm ngặt, dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp và giá thành hợp lý, VNVC được đánh giá là hệ thống trung tâm tiêm chủng hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, qua fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmBị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmChỉ trong 4 tháng, Mỹ đã ghi nhận 26 triệu ca nhiễm cúm với khoảng 25.000 trường hợp tử vong; trong đó, trẻ em là đối tượng...
Xem ThêmVắc xin rất an toàn, hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng (chích ngừa) đều nhẹ và tồn tại trong một thời gian ngắn. Vậy có...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm