Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Hệ miễn dịch suy yếu, cộng thêm mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo khiến người lớn, đặc biệt ở nhóm độ tuổi trên 50 dễ bị tấn công và “gục ngã” khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin chính là cách đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất giúp chúng ta phòng được nhiều bệnh dịch nguy hiểm.
Không ai có thể chống lại quy luật lão hóa tự nhiên của thời gian. Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp. Lưu ý rằng phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là những người trên 50 tuổi.
Có hai lý do chính khiến người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm…). Thứ nhất là hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi đã bị suy yếu theo tuổi tác và không thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thứ hai là họ thường mắc phải các bệnh mãn tính, ví dụ như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp cao,… Những căn bệnh này khiến hệ miễn dịch của người cao tuổi càng dễ suy yếu, khiến cơ thể không đủ sức khỏe để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 80% người cao tuổi có ít nhất một bệnh mãn tính và 77% có ít nhất hai bệnh. Bốn bệnh mãn tính Bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và tiểu đường gây ra gần ⅔ số ca tử vong mỗi năm.
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, không đủ sức “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, rào chắn bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng kém, các mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng xâm nhập qua và tấn công xuống đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) và gây bệnh tại đó.
Hệ hô hấp của người cao tuổi “héo mòn” dần theo năm tháng, phổi kém đàn hồi, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém… tất cả những yếu tố đó làm cho hệ hô hấp trở nên suy yếu trước “kẻ xâm lăng” là các tác nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đó là virus, vi khuẩn, nấm.
Theo tổng kết của một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa TW, một người cao tuổi Việt Nam trung bình mắc 2,6 bệnh nền, con số này sẽ là 6,8 bệnh nền ở nhóm trên 80 tuổi.
Xem thêm clip:
Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người lớn?
Ai cũng mong muốn được sống vui, sống khỏe khi về già sau những năm tháng tuổi trẻ làm việc và cống hiến hết mình cho xã hội vì thế các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thánh trước khi bước qua tuổi 50 – bước vào nửa bên kia con dốc cuộc đời, hãy đối xử thật tốt với bản thân nếu không muốn phải đối mặt với một cuộc sống kém chất lượng do tuổi tác, bệnh tật và trở thành gánh nặng của gia đình. Hãy tập cho mình những thói quen tốt trong sinh hoạt như ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và khoa học, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần luôn thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Ngoài ra, đối với người trưởng thành, đặc biệt là nhóm người lớn tuổi, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những bệnh lý mãn tính có thể gặp phải, giúp việc điều trị hiệu quả và giảm áp lực bệnh tật sau khi bước vào tuổi già.
Đặc biệt, tiêm phòng (chích ngừa) đầy đủ là việc làm vô cùng quan trọng ở tuổi trung niên. Rất nhiều người lớn chưa từng được tiêm phòng (chích ngừa) hoặc tiêm phòng (chích ngừa) không đầy đủ. Kể cả trường hợp đã được tiêm đủ, miễn dịch từ thời thơ ấu có thể đã mất đi theo thời gian và bạn vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, cần phải tiêm nhắc lại để đánh thức hệ miễn dịch. Ngoài ra, nhiều loại vắc xin mới chỉ được sản xuất trong thời gian gần đây nên việc tiêm bổ sung những loại này là hết sức cần thiết để phòng ngừa những căn bệnh truyền nhiễm mới và nguy hiểm.
Tiêm chủng cho người lớn không chỉ cấp tấm vé hộ thân cho bản thân, gia đình mà còn góp phần tăng miễn dịch cộng đồng, giúp người lớn tuổi tận hưởng cuộc sống chất lượng, an yên và hạnh phúc.
Tham khảo thêm:
Cúm là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây. Cúm ở người lớn tuổi thường diễn biến nặng hơn người trẻ tuổi và thường gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc các bệnh tiềm ẩn như viêm phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ và suy tim dẫn đến tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong cao.
Virus cúm tự thay đổi hàng năm theo các đợt “trôi dạt kháng nguyên” vì thế mỗi năm các vắc xin sẽ được cải tổ và điều chỉnh cho phù hợp. Cúm có thể dẫn đến nhập viện và đôi khi tử vong, và người cao niên là những người dễ bị tổn thương nhất. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêm phòng (chích ngừa) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tới 40-60%.
Ước tính với 1,8 tỷ liều vắc xin Vaxigrip đã sử dụng, thế giới đã ngăn ngừa được 37 triệu trường hợp nhiễm cúm, 476.000 trường hợp nhập viện và 67.000 trường hợp tử vong. Ở người lớn khỏe mạnh từ 18 – 60 tuổi: vắc xin cúm giúp giảm đến 74% triệu chứng cảm lạnh, giảm biến chứng cúm như viêm phế quản, viêm phổi đến 40%.
Khuyến cáo: Kể cả người đang sinh sống cùng người lớn tuổi nên tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin cúm hàng năm và nhắc lại mỗi năm một lần để tránh trở thành nguồn bệnh, nguồn lây nhiễm.
Vắc xin phòng cúm cho người lớn: Hiện nay, Việt Nam các loại vắc xin phòng cúm mùa dành cho người lớn bao gồm:
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 mũi và nhắc lại mỗi năm.
Bệnh do phế cầu khuẩn có thể gây viêm phổi, gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm. Ước tính có khoảng 28.000 trường hợp và 2.900 ca tử vong do bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn xảy ra vào năm 2014. Trẻ nhỏ và những người trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng cao nhất và người lớn tuổi có nhiều khả năng tử vong vì bệnh này.
Bệnh do vi khuẩn phế cầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và là nguyên nhân chính của viêm phổi, bao gồm cả nguyên nhân gây viêm xoang, viêm tai giữa. Người già và những người mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh phổi, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, ung thư, người nhiễm HIV, những người mắc các bệnh tự miễn… có thể bị nhiễm trùng nặng dẫn đến viêm màng não và nhiễm trùng máu.
Cơ quan hô hấp ở người già có sự suy giảm đáng kể về hoạt động cũng như hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn: phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô… Viêm phổi ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ, bệnh cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ. Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 7,8% ở người cao tuổi.
Vắc xin phòng bệnh Viêm phổi do phế cầu khuẩn: Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ).
Đối tượng sử dụng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác. Đặc biệt là người có các yếu tố nguy cơ nhất định như hút thuốc lá, hoặc có các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như bệnh phổi, bệnh tim mãn tính, các bệnh bạch cầu, ung thư hoặc nghiện rượu.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 liều duy nhất.
Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà là 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã từng bùng phát cướp đi sinh mệnh của nhiều người trên thế giới. Người lớn tuổi mắc bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não (đối với bệnh ho gà); viêm cơ tim và viêm thần kinh (đối với bệnh bạch hầu); co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, gãy xương (đối với bệnh uốn ván)..
Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới và các khuyến cáo chủng ngừa của Anh, Canada, Mỹ: bên cạnh việc hoàn tất lịch chủng ngừa cơ bản và tiêm nhắc cho trẻ dưới 2 tuổi, các vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cần được tiêm nhắc tại nhiều các cột mốc khác nhau trong đời, đặc biệt là tiêm nhắc cho người già từ 50 tuổi trở lên và người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận…
Ở cột mốc trên 50 tuổi: theo tuổi tác, hệ miễn dịch cơ thể dần suy yếu nên người trên 50 tuổi luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu. Ngoài ra, khi đã mắc bệnh, các triệu chứng biểu hiện ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, nhưng lại là nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ (từ 0 – 3 tháng tuổi) chưa được tiêm phòng (chích ngừa) hoặc chưa đủ miễn dịch đang sống chung nhà.
Vắc xin Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Có 2 loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho người lớn để phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.
Đối tượng: Người lớn.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 1 mũi, nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.
Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng (chích ngừa), bạn vẫn có thể mắc bệnh. Và người già có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi và viêm não. Bệnh thủy đậu là do virus varicella zoster gây ra và lây truyền qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Thủy đậu ở người trưởng thành dễ phát triển nặng hơn so với trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn – vào khoảng 31/100.000 ca tử vong. Viêm phổi do thuỷ đậu là biến chứng phổ biến nhất – lên đến 10-30%, gây ra 20 đến 30 ca nhập viện trên 10.000 người lớn.
Hai liều vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên tới 98% trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh nào và 100% trường hợp đã tiêm đủ liều tránh đc không mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chứa tiêm phòng (chích ngừa), cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch varicella đều nên tiêm vắc xin.
Vắc xin phòng thủy đậu: Có 3 loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho người lớn để phòng bệnh thủy đậu.
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Đặc biệt: Vắc xin có thể bảo vệ ngay cả sau khi bạn bị phơi nhiễm nếu bạn tiêm phòng (chích ngừa) trong vòng 72 giờ.
Viêm gan A gặp ở mọi nơi trên thế giới. Bất cứ người nào chưa có miễn dịch với virus viêm gan A đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi họ phơi nhiễm với virus thông qua các loại thức ăn/nước uống bị nhiễm virus hoặc tiếp xúc mật thiết với những người bị nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất là ở những khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường kém.
Các triệu chứng của viêm gan A có thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi của người bị nhiễm bệnh – từ một bệnh lý nhẹ với một vài hoặc thậm chí không có triệu chứng ở trẻ nhỏ đến bệnh lý nặng với các triệu chứng nặng nề hơn ở trẻ lớn và người lớn.
0.2 % trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi A dẫn đến tử vong do viêm gan tối cấp. Khả năng tử vong 70-90% nếu có sẵn bệnh gan mãn tính khác
Vắc xin: Twinrix (Bỉ)
Đây là vắc xin duy nhất trên thế giới phòng được 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B trong cùng một mũi tiêm. Twinrix do hãng Glaxo Smith Kline (Bỉ) sản xuất.
Đối tượng: Người lớn chưa có miễn dịch.
Lịch tiêm: Mũi 1: là liều đầu tiên khi tiêm. Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 1 tháng. Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.
Viêm gan B là một trong các bệnh lý nguy hiểm cho lá gan do virus HBV gây ra. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng, được coi là giai đoạn mãn tính, lúc này khả năng cao sẽ dẫn đến xơ gan, suy gan hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tính mạng sẽ bị đe dọa.
Người lớn từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B, nhiễm trùng gan. Đặc biệt virus viêm gan B nguy hiểm hơn bởi chúng tàn phá cơ thể một cách âm thầm, ít biểu hiện những triệu chứng rõ ràng.
Siêu vi viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần so với virus HIV gây AIDS. Tại Việt Nam, cứ 10 người thì có 1 người bị viêm gan B. Viêm gan siêu vi B là nguyên nhân của khoảng 80% ca ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan thường gây ra tử vong ở nhóm độ tuổi người trưởng thành và người lớn.
Ngoài ra, còn nhiều loại vắc xin khác dành cho đối tượng trên 50 tuổi, được khuyến nghị tiêm càng sớm càng tốt để phòng bệnh. Xem chi tiết lịch tiêm chủng tại đây.
Vắc xin phòng viêm gan siêu vi B:
Đối tượng: Tất cả người lớn, không kể tuổi tác.
Lịch tiêm: Tiêm phòng (chích ngừa) 3 liều, trong thời gian 6 tháng, nhắc lại sau 5 năm.
Sởi – Quai bị – Rubella không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ em mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người lớn, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Khác với trẻ nhỏ, bệnh sởi ở người lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh, ngớ ngẩn. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân bị biến chứng là khá cao, lên tới 15%. Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới gây vô sinh. Trong khi đó, Rubella ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi khi không may mắc phải ở phụ nữ mang thai, gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh (điếc, bệnh tim, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ…).
Lịch tiêm phòng vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho người lớn:
Vắc xin: MMR II (Mỹ)
Lịch tiêm:
Với các triệu chứng sớm rất dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường (như sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, nhức đầu…), bệnh do não mô cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm do khó chẩn đoán, diễn tiến trầm trọng, có thể gây tử vong nhanh.
9-15 giờ sau khi bị vi khuẩn não mô cầu xâm lấn, người bệnh cứng cổ, sợ ánh sáng, vô cùng đau đớn. Sau 16-24h, bệnh nhân rơi vào hôn mê, mê sảng, co giật, mất ý thức và tử vong.
Ngay cả khi được điều trị tích cực, cứ 10 người mắc bệnh viêm não mô cầu sẽ có 1 người tử vong hoặc cứ 2 trong 10 người sẽ bị khuyết tật nghiêm trọng như: mất thính lực, tổn thương não, và cắt cụt chi.
Thanh thiếu niên và người lớn là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não mô cầu. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể sẽ phụ thuộc vào từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Vắc xin: VA-Mengoc-BC (Cuba) và vắc xin Menactra (Mỹ).
Đối tượng: Được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho người trưởng thành, người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi để phòng các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm khớp, viêm mũi họng, viêm phổi do não mô cầu khuẩn.
Lịch tiêm: Vắc xin VA-Mengoc-BC cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi, có lịch tiêm 2 mũi cách nhau 45 ngày.
Vắc xin Menactra (Mỹ) cho trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): 1 liều duy nhất.
Xem thêm bài viết:
Từ khi ra đời, vắc xin luôn là phương pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất. Vắc xin giúp mọi người sống và khỏe mạnh bằng cách củng cố và nâng cấp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, tiêm chủng (chích ngừa) đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em và người lớn khỏi bệnh tật và khuyết tật.
VNVC cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho người trưởng thành và người cao tuổi.
Tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm với bản thân, mà còn là một trong những cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp giảm nguy cơ lây lan một số bệnh nghiêm trọng cho những người thân yêu và cộng đồng
Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC tự hào là điểm đến tiêm chủng (chích ngừa) an toàn, có thể giải đáp từ A-Z những vấn đề về tiêm chủng (chích ngừa) mà bạn đang lo lắng và cần được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, VNVC có đầy đủ các loại vắc xin được nhập khẩu và cung cấp từ những nhà sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới. Với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C; kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại, hệ thống cảnh báo kịp thời khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng cho phép, kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo đa dạng, VNVC đảm bảo mang đến cho khách hàng nguồn vắc xin đa dạng, chất lượng và uy tín, các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất…
Với Hệ thống gần 70 trung tâm tiêm chủng trên cả nước VNVC luôn nỗ lực hết sức để mang đến cho khách hàng dịch vụ tiêm chủng (chích ngừa) an toàn, chất lượng và cao cấp với giá thành hợp lý.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý Khách có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmĐại dịch Covid-19 đã tạo cột mốc mới trong lịch sử, hơn 27 triệu người nhiễm, gần 900.000 người chết (*), trong đó 80% ca tử vong...
Xem ThêmTheo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế trên thế giới có 2 triệu người...
Xem ThêmTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng là một hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan - với mỗi 1 đô la đầu...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm