Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai là tấm khiên bảo vệ sức khỏe toàn diện của cả mẹ bầu và em bé. Vắc xin cúm an toàn cho mẹ bầu, vì một thai kỳ khỏe mạnh bình an, hãy chủ động tiêm phòng vắc xin cúm càng sớm càng tốt ngay từ hôm nay!
CÓ! Nhiều tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế khuyến cáo, phụ nữ chuẩn bị mang thai nhất định phải được tiêm vắc xin phòng cúm. Cúm mùa được xem là bệnh “sói đội lốt cừu”, nhiều người đang xem nhẹ nguy cơ và mức độ nghiêm trọng do cúm gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm phòng cúm trước khi có thai cần ưu tiên vì 3 lý do sau:
Để chặn đứng các rủi ro nếu mắc bệnh cúm trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC. Tiêm phòng cúm đã được chứng minh giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm và giảm 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở mẹ bầu. Việc tiêm vắc xin cúm giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng khi bị cúm hoặc giúp tình trạng nhiễm trùng chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ hơn nhiều lần.
Đặc biệt, vắc xin cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 90%, giảm tỷ lệ tử vong 70-80% mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Vắc xin cúm giảm nguy cơ nhập viện ICU (chăm sóc đặc biệt) đến 26% ở người lớn, 74% ở trẻ em; giảm nguy cơ tử vong hơn 31% so với những người không tiêm vac xin cúm, giảm chi phí y tế và tình trạng gián đoạn lao động do bệnh tật.
Virus cúm 2022 đang có những biến đổi phức tạp, chiều hướng khó dự đoán, tăng tốc độ lây nhiễm và biến chứng nặng nề ở mọi nhóm đối tượng, đặc biệt đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai. Thời gian gần đây, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do cúm và các bệnh hô hấp tăng cao, tăng tỷ lệ đồng nhiễm nhiều bệnh, khi dịch Covid-19 lấp ló quay trở lại.
Chia sẻ về hậu quả nếu mẹ bầu mắc cúm trong quá trình mang thai, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Người ta không chết vì cúm nhưng sẽ chết vì những biến chứng của nó. Nếu mẹ bầu không may nhiễm cúm thì cực kỳ nguy hiểm, cúm sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai trong 3 tháng đầu, dẫn đến sảy thai, sinh non,… hoặc gây ra những di chứng nặng nề, dị tật thai nhi cho con sau khi chào đời”.
Cúm mùa khác với cảm lạnh, cúm thường đi kèm với các triệu chứng nặng hơn, kéo dài dai dẳng hơn và tiềm ẩn biến chứng nặng nề. Với mẹ bầu, cúm trở thành kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Ở thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất nhạy cảm, cơ thể thường có nhiều thay đổi, khả năng miễn dịch kém, dễ ốm do thay đổi thời tiết nên dễ lây nhiễm cúm nếu tiếp xúc với virus, người bệnh. Tiêm phòng cúm cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi tác động của cúm.
Hiện nay, có 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt – nghĩa là vắc xin được điều chế từ virus cúm sau khi được nuôi cấy, đã bị làm chết bằng nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, hệ miễn dịch vẫn hoạt động tạo kháng thể kháng bệnh như bình thường.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn, bao gồm cả phụ nữ trước và đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú rất cần thiết tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm. Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy, vắc xin cúm cho mẹ bầu là dạng vắc xin liều đơn, điều chế từ virus bất hoạt, an toàn và phù hợp hơn cho cả bà bầu và thai nhi.
Trẻ em và người lớn đều cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, vậy với mẹ bầu thì tiêm cúm trước khi mang thai mấy tháng? Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu? Để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất là trước mùa cúm (tháng 10 hàng năm). Tiêm ở thời điểm nào trong thai kỳ cũng được, khuyến cáo nên tiêm cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo miễn dịch chủ động bảo vệ mẹ và bé trong suốt hành trình thai kỳ, vì sau khi tiêm cơ thể cần 2 tuần để sản sinh kháng thể đặc hiệu.
Nhiều thai phụ bỏ lỡ mũi vắc xin cúm trước mang thai thường lo lắng rằng: Đang mang thai có tiêm phòng cúm được không? Lý giải về vấn đề này, BS.CKI Bạch Thị Chính giải đáp: “Theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin phòng cúm, mặc dù không có khuyến cáo trong chỉ định nhưng có thể cho phép tiêm vắc xin cúm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, dữ liệu sẵn có ở nhóm thai phụ ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ nhiều hơn ở 3 tháng đầu tiên, chúng ta biết rằng 3 tháng đầu tiên là giai đoạn thai nhi phát triển và có rất nhiều yếu tố trùng hợp nên nếu có tiêm vắc xin cúm trong giai đoạn mang thai thì mẹ bầu nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.”
Vắc xin cúm mùa sẽ bảo vệ người tiêm khỏi 3 chủng virus cúm (A/H3N2, A/H1N1 và 1 chủng cúm B – đối với vắc xin cúm Tam giá) hoặc 4 chủng virus cúm (A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata, B/Victoria – đối với vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới) nguy hiểm phổ biến nhất trong mùa cúm năm đó.
Sau khi tiêm chủng, vắc xin cúm không phát huy hiệu quả ngay lập tức mà cần khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày để cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống cúm. Virus cúm liên tục biến đổi hàng năm, thậm chí diễn tiến theo mùa rất khó lường. Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm và cần tiêm nhắc hàng năm để duy trì “hàng rào” bảo vệ tốt nhất do mỗi năm công thức cúm đều cập nhật để bảo đảm sự tương đồng giữa chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm hiện đang lưu hành theo từng khu vực.
Phụ nữ có kế hoạch mang thai chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin cúm có thể yên tâm bởi kháng thể sẽ duy trì hiệu quả trong khoảng thời gian mang thai 9 tháng vừa có thể bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và trẻ sơ sinh khỏi các biến chứng nặng của bệnh cúm trong những tháng đầu đời.
Hầu hết tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin cúm khi tiêm trước khi mang bầu là rất nhẹ, bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ,… Thông thường, các phản ứng thường tự biến mất từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần dùng bất kỳ thuốc gì để điều trị.
Các tác dụng nghiêm trọng khác sau khi tiêm vắc xin cúm rất hiếm gặp. Các phản ứng bất thường ở mức độ từ phản vệ đến sốc phản vệ, bao gồm khó thở (thở nhanh, thở nặng nhọc, có dấu hiệu tím tái), tăng nhịp tim, tăng huyết áp, phát ban, không tỉnh táo, mệt mỏi, li bì… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
Những lầm tưởng phụ nữ trước, đang mang thai và phụ nữ cho con bú đã nghe về vắc xin cúm đã khiến nhóm đối tượng nhạy cảm này có nguy cơ gặp nguy hiểm rất lớn nếu mắc cúm. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng cúm trước khi mang thai mà mẹ bầu nào cũng cần phải biết:
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý tiêm vắc xin cúm tại nhà, phòng mạch tư nhân vì sẽ không đảm bảo được điều kiện bảo quản vắc xin theo đúng quy định. Đồng thời, đây là các cơ sở không đủ khả năng để cấp cứu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tiêm nếu xảy ra sốc phản vệ sau tiêm.
Do đó, khi tiêm phòng cúm, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở chủng ngừa uy tín, an toàn, có hệ thống bảo quản bảo quản lạnh vắc xin theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nhằm đảm bảo chất lượng vắc xin tốt, từ đó bảo đảm cơ thể tạo ra các kháng thể tốt nhất. Không những thế, các cơ sở tiêm chủng phải đảm bảo đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu chuyên môn, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị.
Hãy thông báo ngay với các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng nghiêm trọng hoặc có tiền sử bị dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm trước đây hoặc mắc hội chứng Guillain-Barré. Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng, hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin cúm đều thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin. Nếu bạn bị dị ứng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác, hãy thảo luận chi tiết với các bác sĩ để được tư vấn toàn diện nhất.
Sau khi tiêm vắc xin cúm, người tiêm cần phải ở lại 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi các phản ứng sau tiêm (nếu có). Trong trường hợp có các dấu hiệu phản ứng sau tiêm, sốc phản vệ, cần báo ngay cho các bác sĩ, y tá để được cấp cứu kịp thời.
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai ở đâu? VNVC tự hào là Hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn cao cấp, hiện đại hàng đầu Việt Nam về cả quy mô và uy tín, chất lượng. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca mắc cúm A trái mùa tăng cao, VNVC cam kết cung ứng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, kể cả các loại vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới nhất nhập khẩu từ các hãng dược uy tín hàng đầu thế giới, không tăng giá và bình ổn giá trên toàn quốc, thậm chí có nhiều ưu đãi lớn cho Khách hàng ở giai đoạn cao điểm dịch bệnh.
Với danh mục vắc xin đa dạng, đầy đủ cho người dân ở mọi miền tổ quốc, VNVC cam kết bảo quản chất lượng vắc xin ở mức cao nhất với hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn Quốc tế GSP ở tất cả các trung tâm, nhằm đảm bảo vắc xin chất lượng, an toàn cao nhất cho tất cả người tiêm, Hệ thống VNVC luôn tự hào về đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tận tâm chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc Khách hàng cao cấp được đồng bộ với cơ sở vật chất hiện đại khang trang… Mang đến cho người dân dịch vụ tiêm chủng vắc xin chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa thủy đậu tại các cơ sở y tế có cấp vắc xin ngừa thủy đậu như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh thành, các bệnh viện, các Trung tâm tiêm chủng uy tín. Nên tìm hiểu các địa điểm có vắc xin ngừa thủy đậu trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Với hơn 70 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, phụ nữ trước khi mang thai có thể lựa chọn Trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất ở nơi mình sống để tiêm phòng vắc xin cúm. Khách hàng có thể tìm địa chỉ Trung tâm VNVC gần nhất tại: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/
Vắc xin cúm mùa là vắc xin chỉ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, giá tiêm phòng cúm trước khi mang thai được niêm yết công khai trên toàn hệ thống, cam kết bình ổn giá, ngay cả trong thời điểm khan hiếm.
Tùy vào từng loại vắc xin mà giá vắc xin cúm cho phụ nữ trước mang thai cũng có sự khác nhau, cụ thể:
Đối tượng tiêm | Tiêm vắc xin | Xuất xứ | Giá (VNĐ) |
Người lớn > 18 tuổi, bao gồm phụ nữ trước và đang mang thai | Vaxigrip Tetra | Pháp | 299.000 |
Influvac Tetra | Hà Lan | 299.000 |
Để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ trước khi mang thai và nhiều loại vắc xin quan trọng khác, đặc biệt là các chương trình ưu đãi, Khách hàng vui lòng liên hệ:
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi ngăn ngừa nguy cơ và biến chứng thai kỳ nguy hiểm do cúm mùa. Do vậy, trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ rất cần thiết tiêm cúm đúng lịch vì một tương lai hạnh phúc, bình an cho con trẻ và gia đình.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ lẫn thai...
Xem ThêmMang thai và sinh con là niềm vui to lớn của người làm mẹ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của thai kỳ không ít bà bầu...
Xem ThêmKhi mang thai lần 3, ít nhiều người phụ nữ cũng đã có kinh nghiệm trong việc tiêm phòng từ những đợt mang thai trước. Tuy nhiên,...
Xem Thêm