Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng, bệnh chuyển biến xấu nhanh chóng, để lại nhiều di chứng vĩnh viễn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và trí tuệ sau này. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể cướp đi tính mạng trẻ trong thời gian ngắn nếu không được can thiệp sớm.
Vậy viêm màng não ở trẻ sơ sinh là gì? Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị viêm màng não? Triệu chứng của viêm màng não sơ sinh? Phương pháp phòng ngừa viêm màng não ở trẻ sơ sinh hiệu quả?… Cùng tham khảo những thông tin khoa học, chuyên môn đến từ ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng, Quản lý Y khoa, Khu vực Miền Trung Tây Nguyên Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh (tiếng Anh gọi là Meningitis in babies – Hib) là tình trạng nhiễm trùng lớp màng bao bọc não và tủy sống. Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào khoang dịch não tủy, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về vận động, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và tương lai của trẻ.
Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tại Việt Nam, tháng 5-10 là thời gian bệnh viêm màng não phát triển mạnh nhất, nguy cơ lây nhiễm cao. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 600 ca mắc viêm màng não, trong đó viêm màng não do não mô cầu chiếm tỷ lệ 14% số ca mắc bệnh. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với khả năng lây lan cao, dù được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên đến 8 – 15%.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo: “Ngay từ khi chào đời, em bé đã phải “chiến đấu” với nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, ba mẹ hãy tiếp sức cho con chống lại các siêu vi bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Điều này có thể giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nghiêm trọng. Không bao giờ là quá trễ để bảo vệ trẻ đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm kinh tế nhất bằng vắc xin”.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị viêm màng não và cần sớm được tiêm chủng dự phòng sớm bởi vì:
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tác nhân phổ biến nhất gây viêm màng não là virus, vi khuẩn, nấm và vi trùng,… Cụ thể:
Viêm màng não do virus thường ít nghiêm trọng và chỉ cần điều trị hỗ trợ như viêm màng não do vi khuẩn hoặc nấm bao gồm: Enterovirus, Influenza virus, virus sởi (Polinosa morbillarum), virus quai bị,… Tuy nhiên, một số loại có thể gây tình trạng viêm màng não nặng như virus Varicella, virus herpes simplex,… Trẻ dưới 5 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm màng não do virus. Trẻ sơ sinh đến dưới 1 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh nặng cao hơn.
Trẻ sơ sinh bị viêm màng não do vi khuẩn rất nghiêm trọng, dễ diễn tiến nặng và để lại nhiều di chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong tháng đầu tiên của cuộc đời, viêm màng não do vi khuẩn có thể khởi nguồn từ các vi khuẩn dễ lây từ mẹ sang con như: Liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus B), Trực khuẩn gram âm như Escherichia coli (E. coli) và Klebsiella pneumoniae; Vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), 10-30% phụ nữ mang thai có mang vi khuẩn liên cầu nhóm B, và có thể lây truyền sang cho trẻ vào gần thời điểm sinh nở, dẫn đến viêm màng não trẻ sơ sinh.
Ở trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não phổ biến là: não mô cầu khuẩn (Neisseria meningitidis) – chiếm tới 80%, Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae týp b (Hib),… Đây đều là những vi khuẩn rất dễ lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho và gây bệnh cảnh nặng.
Đây là tình trạng hiếm gặp vì thường chỉ ảnh hưởng đến những người miễn dịch kém. Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân có nguy cơ bị nhiễm trùng máu từ nấm Candida trong bệnh viện sau khi sinh. Sau đó, nấm có thể di chuyển đến não và gây viêm màng não.
Tình trạng viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện thứ phát sau nhiễm trùng huyết. Thêm nữa, các triệu chứng bệnh khởi phát không rõ rệt, phụ huynh thường dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Trẻ cần được sớm đưa đến cơ sở y tế, thực hiện các xét nghiệm ngay để tránh bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị nếu có những triệu chứng dưới đây:
Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não, trẻ sơ sinh sẽ được chọc dịch tủy sống làm xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy theo triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, trẻ có thể sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như:
Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, như tổn thương dây thần kinh sọ não, áp xe não, tắc nghẽn dịch não tủy, biến chứng ngoài hệ thần kinh… Các trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn có thể gặp phải các di chứng: lác, câm, điếc, mù, hội chứng não nước (não úng thủy), tổn thương thần kinh khu trú gây liệt, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh…
Nguy hiểm hơn, viêm màng não do não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao cấp 5 lần bệnh cúm. Đặc biệt, 50% bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu sẽ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Sự thay đổi thời tiết đột ngột khi chuyển mùa Hè, gia tăng ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm do khói thuốc lá, tình trạng kháng kháng sinh… cũng khiến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não.
Trẻ mắc viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao gặp các di chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tương lai và hạnh phúc của trẻ về sau. Cụ thể:
Bên cạnh đó, nếu được chẩn đoán và điều trị muộn, di chứng viêm màng não ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm:
BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh: “Hậu quả nặng nề nhất của viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây tử vong ở trẻ bị viêm màng não. Ở giai đoạn sớm có thể do suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục, trường hợp muộn có thể do trẻ mắc biến chứng nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn ở não và ngoài não như (áp xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài dẫn đến suy não…).
Việc điều trị viêm màng não ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào yếu tố tác nhân gây bệnh. Trẻ sơ sinh bị một số loại viêm màng não do virus không nguy cơ sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt tác nhân khác gây viêm màng não đe dọa trực tiếp đến trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt bất cứ lúc nào nếu nghi ngờ bị viêm màng não.
Tùy theo triệu chứng và tiên lượng bệnh, quá trình điều trị cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt để có kết quả tối ưu nhất:
Thông thường, viêm màng não do virus Enterovirus không bại liệt, cúm, quai bị và sởi là tương đối nhẹ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cảnh nặng cao hơn. Em bé có thể khỏi bệnh trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị gì.
Viêm màng não do các virus khác như varicella, herpes simplex,… có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, trẻ cần phải nhập viện và điều trị ngay bằng thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Ngoài kháng sinh, điều trị bao gồm chống viêm dây thần kinh sọ não và giảm ICP (1). Hầu hết trẻ sơ sinh viêm màng não do vi khuẩn đều phải nhập viện khoa hồi sức tích cực ICU (2).
Trẻ bị viêm màng não do nấm thường có thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài (1 tháng hoặc lâu hơn) do nhiễm nấm thường khó khỏi hơn các tác nhân khác. Trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm IV.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh vẫn đang là gánh nặng bệnh tật đáng báo động vì bệnh có tỷ lệ tử vong cao, di chứng kéo dài và thêm nữa là thực trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn và virus. Để giúp trẻ phòng ngừa viêm màng não sơ sinh, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số lời khuyên sau:
Thai phụ cần thực hiện xét nghiệm Liên cầu nhóm B trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu các kết quả xét nghiệm khẳng định mẹ bầu nhiễm liên cầu nhóm B, mẹ bầu sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do liên cầu nhóm B của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn có một nguy cơ nhỏ trẻ vẫn bị viêm màng não sơ sinh do liên cầu nhóm B.
Để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần cho bú mẹ càng sớm càng tốt. Thông thường, sau sinh khoảng từ 30 phút đến 1h, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18-24 tháng hoặc lâu hơn. Sau 6 tháng tuổi trẻ có thể ăn dặm bổ sung.
Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ cũng là biện pháp phòng ngừa viêm màng não ở trẻ sơ sinh, thường xuyên vệ sinh các vật dụng hàng ngày như đồ chơi, bình sữa, bỉm, khăn,… Đồng thời, giữa sạch sẽ môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, sân vườn,… để tránh nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus.
Cần ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng để đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở uy tín. Hoặc khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ cần sớm thăm khám để kịp thời ngăn chặn các diễn biến xấu của bệnh.
Mặc dù viêm màng não là bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng may mắn tại Việt Nam hiện đã có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn và não mô cầu khuẩn các nhóm.
– Tiêm chủng cho mẹ bầu: Trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu cần được thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm màng não được khuyến cáo. Đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn nếu người mẹ từng có tiền sử hay mắc đang mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm để đảm bảo em bé không lây bệnh từ mẹ.
– Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh: Trẻ cần được trang bị sức khỏe đẩy lùi các tác nhân gây viêm màng não bằng các loại vắc xin dưới đây:
Vắc xin VA-Mengoc-BC có thể tạo miễn dịch phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và C, dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người lớn 45 tuổi.
Vắc xin cộng hợp Menactra có khả năng phòng ngừa các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135, dành cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi.
Vắc xin Synflorix phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.
Vắc xin Prevenar 13 là vắc xin phòng bệnh do phế cầu cộng hợp 13 tuýp, phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi mắc các bệnh lý mãn tính.
Với danh mục vắc xin đa dạng, đầy đủ hơn 40 loại vắc xin quan trọng phòng ngừa hơn 50 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn có sẵn có loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và Hib (Haemophilus influenzae týp B.) cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Tất cả vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo quy định của Bộ Y tế cùng hệ thống kho lạnh âm sâu có thể bảo quản những vắc xin đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ âm sâu, đảm bảo nguồn vắc xin chất lượng, an toàn đối với Quý Khách hàng.
Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn cẩn trọng trong việc khám sàng lọc trước khi tiêm, đội ngũ điều dưỡng được đào tạo về an toàn tiêm chủng, thông tin sức khỏe cá nhân sẽ được lưu giữ đầy đủ sau mỗi lần khám, kiểm tra lại sức khỏe người được tiêm trước khi ra về, tư vấn cho bố mẹ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng… Vì thế, Quý Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con đi tiêm chủng tại đây.
Để được tư vấn về vắc xin, tiêm chủng và đặt lịch tiêm tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Khách hàng có thể cung cấp thông tin tại đây hoặc gọi tới hotline 028 7102 6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng có thể cướp đi tính mạng trẻ nhanh chóng. Do vậy, mẹ bầu cần trang bị đầy đủ các thông tin cần thiết để sớm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và tiêm chủng phòng ngừa để loại trừ sớm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho thiên thần nhỏ.
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả ngay từ sớm nếu biết cách kết hợp giữa tiêm phòng đầy...
Xem ThêmViêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ...
Xem ThêmViêm màng não mủ thường diễn tiến nhanh, khó lường. Điều trị bệnh cũng không hề đơn giản, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân phải...
Xem ThêmViêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong...
Xem ThêmViêm màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại nhiều di chứng lâu dài nếu không điều trị kịp thời. Hãy...
Xem ThêmBệnh viêm màng não có chữa được không? Cách điều trị viêm màng não? Các chuyên gia cho biết, viêm màng não thường diễn biến nặng và...
Xem Thêm