Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vắc xin là sinh tế phẩm nhạy cảm, đòi hỏi nhiều yêu cầu bảo quản khắt khe, nghiêm ngặt. Nếu không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, sẽ xảy ra tình trạng vắc xin hết hạn trước thời hạn ghi trên nhãn hộp. Vậy, khi tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Liệu có gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của người tiêm?
Vắc xin là một thành tựu y tế quan trọng của nhân loại, đó là một phương tiện phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của các bệnh lây truyền. Vắc xin là sản phẩm sinh học có tác dụng kháng nguyên, được xuất phát từ vi sinh vật hoặc một phần của chúng có cấu trúc tương tự. Chúng được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại một hoặc nhiều loại virus hay vi khuẩn gây bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh cụ thể, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhập viêm và tỷ lệ tử vong.
Vắc xin kích thích cơ thể người tiêm sản xuất kháng thể, không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm phòng vắc xin được xem là một phương pháp ngăn chặn hiệu quả – tiết kiệm – đơn giản nhất để chống lại sự đe dọa của bệnh tật.
Những bệnh lây truyền như bệnh lao, sởi, cúm, bệnh viêm gan B, bệnh rubella hay thậm chí là COVID-19 đều có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Nếu tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trong cộng đồng, các bệnh truyền nhiễm sẽ được kiểm soát và ngăn chặn, giúp cộng đồng có sức khỏe tốt hơn, gián tiếp tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể.
Theo BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin được xem phương tiện hiệu quả để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh, giúp giảm thiểu rủi ro cho con người. |
Ngoài tính hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, việc tiêm phòng vắc xin cũng giúp giảm chi phí chữa bệnh, giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế, giảm thiểu tối đa thời gian nghỉ ốm của người lao động và mang đến sự thịnh vượng cho xã hội.
Tóm lại, vắc xin không chỉ có tầm quan trọng to lớn không chỉ trong việc ngăn chặn và khắc phục các dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ em và người lớn, giảm chi phí điều trị, nhập viện, tử vong, giảm gánh nặng cho xã hội mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho mỗi cá nhân, là tác nhân góp phần quan trọng cho sự phát triển và bền vững của Đất nước.
Hạn sử dụng của vắc xin là thời gian vắc xin có thể được bảo quản đúng cách mà vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính ổn định đã được xác định trong quá trình nghiên cứu. Thông tin về hạn sử dụng của vắc xin được hiển thị trên sản phẩm với các dòng chữ “Hạn sử dụng” hoặc “HSD”, thể hiện thời gian giữa ngày sản xuất và ngày hết hạn, hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn.
Tiêm vắc xin hết hạn là sử dụng vắc xin khi vắc xin đã vượt quá thời hạn cho phép (được gọi là HSD) in trên bao bì. Điều này có thể xảy ra do sai sót trong quy trình kiểm soát vắc xin, an toàn tiêm chủng và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và tính mạng của người được tiêm.
Vắc xin hết hạn có thể đã bị mất tính hiệu lực hoặc các thành phần có trong vắc xin đã bị biến chất, không còn đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm Theo cơ quan Y tế thế giới (WHO), sử dụng vắc xin hết hạn có thể gây tác hại cho sức khỏe, gây ra các phản ứng phụ và không đem lại hiệu quả phòng ngừa.
Sự suy giảm hiệu lực của vắc xin khi hết hạn được giải thích là do các thành phần trong vắc xin bị phân hủy theo thời gian. Các thành phần này có thể là virus hoặc protein của virus, chất kích thích miễn dịch và các chất bảo vệ khác. Khi vắc xin đã hết hạn, các thành phần này sẽ không còn giữ được hiệu quả ban đầu, điều này ảnh hưởng đến khả năng kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ người được tiêm vắc xin.
Việc tiêm vắc xin hết hạn còn có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe khác như phản ứng dị ứng, viêm, nhiễm trùng và tăng nguy cơ tổn thương cho người tiêm vắc xin. Do đó, người tiêm cần chú ý và đảm bảo sử dụng vắc xin trong thời hạn hiệu lực được hướng dẫn bởi bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhân viên y tế. Ngoài ra, cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, cho phép và hướng dẫn thực hiện kiểm tra và giám sát quy trình bảo quản vắc xin, quy trình an toàn tiêm chủng để đảm bảo an toàn và quyền lợi của người được tiêm chủng.
Việc tiêm vắc xin hết hạn có thể ảnh hưởng đến an toàn tiêm chủng và có thể gây ra các tác động tiêu cực cho sức khỏe như:
Vì vậy, việc đảm bảo sử dụng vắc xin trong thời hạn hiệu lực được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế chịu trách nhiệm là rất quan trọng. Nếu không chắc chắn về hiệu lực của vắc xin của mình, cần tiếp nhận sự hỗ trợ tự vấn của các bác sĩ.
Vắc xin là sản phẩm y tế cực kỳ nhạy cảm, dễ dàng bị hỏng hoặc hết hạn sớm, ảnh hưởng đến tính hiệu quả và an toàn của vắc xin. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lỗi từ nhà sản xuất, lỗi này thường phát sinh theo lô sản xuất và phân phối cũng hãng vắc xin. Cụ thể:
Do đó, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, các nhà sản xuất và đơn vị phân phối cần phải đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất, vận chuyển và lưu trữ để tránh các vấn đề đối với vắc xin khi đến tay người tiêm.
Vắc xin cũng có thể bị hết hạn, mất hiệu lực bảo vệ do quá trình bảo quản vắc xin không được đảm bảo đúng chuẩn, khoa học. Cụ thể:
Tóm lại, việc bảo quản vắc xin đúng cách là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của chúng. Các nguyên nhân khiến vắc xin hết hạn do vấn đề bảo quản có thể bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, sai sót khi bảo quản, và vắc xin đã mở.
⇒ Xem thêm: Nhiệt độ bảo quản vắc xin: 3 tiêu chuẩn nghiêm ngặt cần tuân thủ.
Để biết vắc xin đã hết hạn hay chưa, người đi tiêm có thể thực hiện các bước sau:
Vắc xin là một sản phẩm y tế dễ hư hỏng và việc sử dụng vắc xin hết hạn hoặc bị hư hỏng có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, người tiêm nên kiểm tra kỹ vắc xin trước khi tiêm và chỉ tiêm vắc xin đầy đủ, hợp lệ.
Tiêm phải vắc xin đã hết hạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ sức khỏe của người được tiêm và gây ra các tác dụng phụ, thậm chí là sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Do đó, nếu không may tiêm phải vắc xin đã hết hạn tại các đơn vị tiêm chủng kém uy tín, có thể tham khảo thực hiện theo các hướng dẫn sau để đảm bảo an toàn và chủ động trong việc phòng chống bệnh tật:
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là địa chỉ tiêm chủng uy tín của hàng triệu người dân tại Việt Nam, là đơn vị tiêm chủng luôn đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe nhất về quy trình tiêm chủng an toàn và quy trình bảo quản, giám sát, sàng lọc hạn sử dụng của vắc xin trước khi đưa đến phòng tiêm. Cụ thể:
Ở phòng tiêm, trước khi tiêm vắc xin cho khách hàng, các điều dưỡng của VNVC phải tuân theo một quy trình công bố, kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu vắc xin, với sự chứng kiến của ít nhất 3 đối tượng bao gồm: điều dưỡng tiêm chủng, điều dưỡng hỗ trợ và khách hàng và người thân của khách hàng (nếu có) nhằm minh bạch hóa tất cả các thông tin liên quan đến vắc xin và quy trình tiêm chủng.
Quy trình này sẽ giới thiệu thông tin về vắc xin theo quy định của VNVC, bao gồm tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vắc xin và liều dùng cần thiết. Đồng thời, điều dưỡng còn hướng dẫn khách hàng kiểm tra và đối chiếu với chỉ định của bác sĩ để đảm bảo việc tiêm đúng loại vắc xin, tiêm an toàn và chất lượng vắc xin.
Đây là một bước quan trọng để nhân viên điều dưỡng và khách hàng có thể đối chiếu và giám sát chất lượng vắc xin thông qua các thông tin trên bao bì của vắc xin, đồng thời tuân thủ nguyên tắc 3 đúng theo quy định nghiêm ngặt của VNVC, bao gồm: ĐÚNG loại vắc xin – ĐÚNG đường tiêm – ĐÚNG liều lượng sử dụng.
Tại VNVC, sau khi khách hàng được tiêm chủng, điều dưỡng sẽ đề nghị khách hàng giữ lại vỏ hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng để tham khảo các thông tin. Vỏ lọ hoặc xilanh sẽ được giữ lại để tiêu hủy theo quy định. Việc thu hồi lọ vắc xin là bắt buộc và được thực hiện theo quy định về xử lý rác thải y tế. Tất cả các cơ sở tiêm chủng đều cần tuân thủ quy định này.
VNVC đã đầu tư vào hệ thống phần mềm quản lý hàng hoá hiện đại để giám sát hạn sử dụng của vắc xin. Hệ thống này cho phép theo dõi chi tiết tình trạng của từng lọ vắc xin và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, kể cả cảnh báo hạn sử dụng vắc xin để đảm bảo quá trình quản lý, cung ứng và tồn kho được điều phối phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Quy trình này được giám sát thông qua hệ thống phần mềm chốt chặn, các bộ phận liên quan không thể thực hiện các thao tác xuất, nhập kho các loại vắc xin đang có cảnh báo về hạn sử dụng. Điều này giúp VNVC kiểm soát và phát hiện sớm các vắc xin đã hết hạn sử dụng để xử lý kịp thời.
Vắc xin đã hết hạn sử dụng sẽ được chuyển vào khu vực biệt trữ để chờ thực hiện hoàn, huỷ theo quy định của Bộ Y tế. Hệ thống quản lý, cảnh báo hạn sử dụng vắc xin được thiết lập ở cả kho tổng và kho lẻ, giúp hạn chế việc vắc xin quá hạn sử dụng được đưa ra khỏi kho, đảm bảo chất lượng vắc xin khi đến với khách hàng.
⇒ Tìm hiểu về: Kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP của VNVC.
Tiêm chủng vắc xin hết hạn có sao không? CÓ. THẬM CHÍ CÒN VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Vắc xin hết hạn làm giảm chất lượng vắc xin, nếu tiêm chủng vắc xin hết hạn, cơ thể sẽ không thể đạt được sự bảo vệ miễn dịch tối ưu hoặc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, quy trình quản lý và kiểm soát hạn sử dụng của vắc xin cần được các đơn vị tiêm chủng đề cao và thực hiện nghiêm túc.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmĐến tháng 6/2021, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 16.616 hộ nuôi chó mèo, với tổng số chó mèo đã được tiêm chủng là 18.043....
Xem ThêmChó con thường có biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và trong quá trình chơi đùa quá trớn, có thể xảy ra tình huống chó con vô...
Xem ThêmTiêm phòng dại là phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang...
Xem ThêmUng thư dương vật là bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí...
Xem ThêmTheo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 59.000 người tử vong vì bệnh dại, phần lớn...
Xem Thêm