Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Triệu chứng nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao khi trẻ bị lên sởi thường dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với một số bệnh khác như: rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, sốt xuất huyết, rubella… Chính sự nhầm lẫn trong nhận biết biểu hiện của bệnh sởi dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng.
Tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Có nhiều triệu chứng rầm rộ xảy ra khi trẻ bị lên sởi, trong đó có 4 biểu hiện đặc trưng nhất là :
Dấu hiệu sớm nhất khi trẻ mắc bệnh sởi là sốt cao, ho, chảy nước mắt
Bệnh sởi rất dễ tấn công người chưa có miễn dịch đặc biệt là các trẻ nhỏ chưa tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh sởi hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Bệnh sởi khá nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi đã được ghi nhận là:
Biến chứng đường hô hấp | Biến chứng thần kinh | Biến chứng đường tiêu hóa | Biến chứng tai mũi họng |
Viêm thanh quản Viêm phế quản Viêm phế quản – phổi
| Viêm não – màng não – tủy cấp Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus). Viêm màng não | Viêm niêm mạc miệng. Viêm ruột
| Viêm mũi họng bội nhiễmViêm tai – viêm tai xương chũm. |
Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 trường hợp mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong | Viêm não xảy ra ở khoảng 1/1.000 số bệnh nhân mắc bệnh sởi. | Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi. | Viêm tai giữa xảy ra ở 1/10 số trẻ nhiễm sởi
|
Sau khi bị mắc bệnh sởi, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nặng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Virus sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Đáng lưu ý là thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là khá dài. Người bị bệnh sởi có thể lây nhiễm virus cho người khác từ trước khi xuất hiện các biểu hiện bệnh và kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.
Cách phòng lây nhiễm khi chăm sóc trẻ đang mắc bệnh sởi
Khi phát hiện trẻ đã mắc bệnh sởi, điều quan trọng là phụ huynh cần thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các thành viên khác trong gia đình. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh. Mọi người trong gia đình cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ chơi, chăn màn, nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.
Kiêng gió, kiêng tắm, kiêng cữ ăn uống là những quan niệm dân gian xưa khi trẻ bị sởi. Nhưng đó đều là những quan niệm sai lầm.
Khi không được vệ sinh cơ thể, trẻ rất khó chịu, quấy khóc nhiều hơn và dễ nhiễm trùng da. Còn kiêng gió bằng cách trùm mền kín hoặc mặc quần áo ấm sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt và có thể bị co giật do sốt cao.
Kiêng cữ ăn uống vì sợ trẻ khó tiêu trong thời gian này càng làm cho tình hình sức khỏe của bé chậm hồi phục hơn. Lời khuyên của các bác sĩ là cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thực phẩm dễ tiêu. Cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết (đặc biệt là nhóm vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả).
Khi trẻ bị sởi, nhiều người còn áp dụng các phương pháp truyền miệng dân gian như uống, tắm, hơ, xông, bôi các loại cây cỏ, lá. Trong khi đó, các loại trên nếu chưa được kiểm chứng về hiệu quả và tính an toàn thì có khả năng gây nhiễm trùng hoặc ngộ độc cho trẻ.
Đặc biệt, nhiều phụ huynh không tiêm phòng sởi cho trẻ nhỏ do chủ quan hoặc phản ứng phụ mà không tiêm chủng cho con em. Đây cũng là một quan niệm rất sai lầm. Vì theo ghi nhận, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng.
Bệnh sởi là 1 trong những bệnh có tỷ lệ cao gây biến chứng ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa có miễn dịch do chưa chủng ngừa vắc xin phòng bệnh sởi và chưa mắc bệnh sởi lần nào, rất hiếm gặp ở trẻ đã tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ.
Để chủ động phòng bệnh sởi, tiêm vắc-xin được khuyến cáo cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Đặc biệt, hiện nay vắc xin sởi kết hợp có thể phòng được 3 bệnh sởi – quai bị – rubella trong một mũi tiêm được nhiều phụ huynh lựa chọn nhằm giảm số lần tiêm cho con. Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm mũi sởi – quai bị – rubella này, mũi tiêm nhắc tiến hành khi trẻ 4-6 tuổi. Mũi tiêm nhắc lại còn có tác dụng tạo ra biến đổi miễn dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước.
Khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, khả năng miễn dịch đạt tới 99%.
Vắc xin phòng bệnh sởi luôn có sẵn tại VNVC
Tại Trung tâm tiêm chủng dành cho Người lớn và Trẻ em VNVC (tọa lạc tại 2 địa chỉ: 180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội và 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM), nguồn vắc xin 3 trong 1 sởi – quai bị – rubella luôn đảm bảo đầy đủ với nguồn gốc uy tín và được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cha mẹ có thể đăng ký tại đây hoặc gọi hotline: 028.7102.6595 để được hướng dẫn. Khi đến tiêm tại VNVC, lịch sử tiêm chủng của bé sẽ được lưu giữ đầy đủ nhằm phục vụ cho việc nhắc lịch tiêm, tránh tình trạng bé bị bỏ sót mũi tiêm khi đến hẹn.
Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi,...
Xem ThêmBệnh sởi là nỗi ám ảnh với nhân loại bởi do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu, tốc độ lây nhiễm nhanh, có...
Xem ThêmTrước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi từng là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công...
Xem ThêmHiện nay, vắc xin phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vắc xin đơn giá và vắc xin phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi...
Xem ThêmMùa đông - xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus sởi phát triển mạnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sởi cũng có...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm