Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể bùng phát thành dịch bởi tính lây nhiễm rất cao. Hầu như các trường hợp thủy đậu ở trẻ em sẽ phục hồi tốt nếu được chăm sóc phối hợp điều trị đúng cách. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, trẻ em có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
BS. Bùi Công Sự, Quản lý Y khoa Vùng 3 – Miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Thủy đậu là bệnh lý xảy ra trên thế giới. Đặc biệt, ở những khu vực khí hậu ôn hòa, có ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn mắc bệnh. Bệnh thủy đậu không những gây ra gánh nặng bệnh tật mà còn gây ra gánh nặng về chăm sóc sức khỏe cho các cơ sở y tế, gánh nặng kinh tế với chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp”. |
Bệnh thủy đậu ở trẻ em (còn được gọi với tên khác là trái rạ, phỏng dạ), là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Một số quan điểm cho rằng thủy đậu chỉ là bệnh da liễu nên nhiều người có tâm lý chủ quan không điều trị sớm mà chỉ lo lắng các mụn nước phát triển, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. [1]
Tuy nhiên, các biến chứng do thủy đậu gây ra còn nghiêm trọng và để lại di chứng nặng nề suốt đời, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, viêm khớp, viêm não, rối loạn tâm thần, hôn mê, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ lây lan cao nhất. Trẻ em < 12 tháng tuổi là lứa tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh thủy đậu và nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh về sau tăng đến 4,5 lần so với mọi lứa tuổi khác.
Hiện nay bệnh thủy đậu ở trẻ em đã và đang là gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia trên thế giới. Số liệu thống kê toàn cầu cho thấy, thủy đậu gây bệnh cho hơn 4 triệu người, trong đó 10.000 trường hợp cần nhập viện để điều trị mỗi năm.
Tại Việt Nam, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận gần 3.200 trường hợp mắc thuỷ đậu, đặc biệt trong đó có nhiều trẻ biến chứng nặng vì tự điều trị tại nhà.
Nếu trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, có thể trẻ đang mắc bệnh thủy đậu. Đây là một trong những triệu chứng thủy đậu ở trẻ em đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý.
Sốt cao từ 38 – 39 độ kèm theo các cơn đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc bệnh thủy đậu. Cơn sốt thường xảy ra từ 1-2 ngày trước khi các triệu chứng như phát ban, khó chịu, mệt mỏi hay chán ăn… xuất hiện. Tuy nhiên, không phải trẻ nào mắc thủy đậu cũng sốt và mức độ sốt ở từng trẻ là khác nhau.
Thông thường, triệu chứng sốt ở trẻ khi bị thủy đậu kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày, có thể ngắn hoặc dài ngày hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý nếu thấy con sốt cao trên 39 độ kèm các biểu hiện khó thở, co giật thì cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh thuỷ đậu và các biến chứng tiềm ẩn (nếu có).
⇒ Tham khảo thêm: Cách hạ sốt thủy đậu cho người bệnh.
Trẻ bắt đầu phát ban, nổi mụn nước ở mặt, các chi, sau đó lan nhanh ra toàn cơ thể chỉ trong 12-24 giờ. Sau từ 7-10 ngày khởi phát bệnh, các mụn nước sẽ tự động vỡ, khô lại và bong vảy, tại vị trí nổi mụn nước sẽ bị thâm, trường hợp bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.
Khi bị thủy đậu, cơ thể mệt mỏi, sốt khiến trẻ có xu hướng chán ăn, dễ quấy khóc. Do đó, bố mẹ cần lựa chọn những loại thức ăn mềm, chế biến dạng lỏng, dễ tiêu và phù hợp với sở thích của con để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em còn có khả năng gây đau cơ, đau khớp. Trẻ có thể cảm thấy đau nhức ở một vùng nhỏ hay toàn thân, các cơn đau từ nhẹ đến nặng.
Ho, chảy nước mũi cũng là những triệu chứng thủy đậu ở trẻ em. Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh thủy đậu cần che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, vứt khăn giấy dơ, vệ sinh, sát khuẩn tay kỹ và không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chung thức ăn hoặc đồ uống để tránh lây nhiễm cho người lành. [2]
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 14-16 ngày và phát triển trong vòng khoảng 10-21 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn này các dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em rất mơ hồ nên bố mẹ rất khó phát hiện con đang mắc bệnh.
Đây là giai đoạn theo sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể gặp một số triệu chứng thủy đậu ở trẻ em như sốt, mệt mỏi, uể oải, chán ăn… Ở một số ít trường hợp, trẻ còn có triệu chứng như viêm họng, nổi hạch sau tai. Các biểu hiện bệnh thủy đậu ở giai đoạn khởi phát có thể tương tự với biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường khiến nhiều phụ huynh chủ quan, dễ nhầm lẫn dẫn đến việc bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban sau đó phát triển thành các mụn nước ngứa, chứa dịch (ban đầu chất dịch trong sau đó hóa đục) và sau cùng sẽ đóng vảy. Ban đầu có thể xuất hiện trên mặt, lưng, ngực, sau đó lan nhanh ra toàn bộ cơ thể, có thể lan vào bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Mụn nước gây khó chịu, nếu để mụn nước vỡ, trẻ có nguy cơ cao bị bội nhiễm.
Trẻ có thể hồi phục nhanh trong vòng 7-10 ngày, các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy dần dần, sau đó bong tróc ra khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Một số hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em từ nhẹ đến nặng.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, đây là virus thuộc họ Herpesviruses, do đó VZV có những đặc tính cấu trúc tương tự virus Herpes Simplex. Virus VZV hình khối cầu, có kích thước từ 150 – 200 nm với phần vỏ ngoài bằng lipid, phần lõi là phân tử ADN chuỗi đôi.
Virus Varicella Zoster có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu, nhưng dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn. Đây cũng là loại virus có khả năng “tồn tại âm thầm” trong cơ thể sau lần nhiễm thủy đậu đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại khi gặp các điều kiện thuận lợi, gây bệnh Zona thần kinh.
Virus VZV gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, mũi, hầu họng) hoặc cũng có thể là kết mạc mắt, đường tiêu hoá (rất hiếm gặp) gây nên bệnh thuỷ đậu. Bệnh có tính lây nhiễm cao, thông qua đường hô hấp như ho, hắt xì và lây gián tiếp khi người lành tiếp xúc với giọt bắn, chất dịch từ mụn nước bị vỡ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh thủy đậu cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc gián tiếp, nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch từ mụn nước thủy đậu của người bị bệnh qua quần áo, chăn gối… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh thuỷ đậu dễ lây nhiễm trong môi trường đông đúc như nhà trẻ, trường học, bệnh viện.
Hầu như các trường hợp thủy đậu ở trẻ em đều được chữa khỏi, trẻ nhanh phục hồi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu thuỷ đậu không được xử trí diễn biến nặng kịp thời, gặp có thể gặp biến chứng nguy hiểm như:
Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tháng tuổi, thủy đậu cực kỳ nguy hiểm, bởi sức đề kháng còn non nớt chưa đủ để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh khiến bệnh lây lan nhanh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu bởi các nguyên nhân sau:
Trong thời gian mang thai, thai phụ mắc thủy đậu dễ khiến virus truyền sang cho thai nhi, trẻ sinh ra đời có thể sẽ mang mầm bệnh trong người. Cụ thể, nếu mẹ bầu mắc thuỷ đậu trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai, virus không chỉ gia tăng nguy cơ sảy thai mà còn có thể khiến trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh (chiếm 0.4 – 2%) với nhiều dị tật như đầu nhỏ, bại não, chậm phát triển trí tuệ, não úng thủy, đục thủy tinh thể, teo thần kinh thị giác, sẹo bẩm sinh, teo chi.
Nếu thai phụ mắc thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ ba, trẻ sơ sinh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm hạch lympho, viêm dây thần kinh, hội chứng Reye, zona thần kinh, một số trường hợp nhiễm nặng có thể làm nhiễm khuẩn huyết…
Thủy đậu là một căn bệnh có tính lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước. Trong quá trình mẹ cho con bú, bé vẫn có thể lây nhiễm thủy đậu hoặc người thân mắc bệnh ôm/ sờ bé vào người. Trong trường hợp này, bé cần được cách ly với mẹ và người thân ngay lập tức, đồng thời tạm ngưng cho bé bú cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây truyền bệnh.
⇒ Đừng nên xem nhẹ sự nguy hiểm khi bị thủy đậu trong giai đoạn mang thai ← Hãy tìm hiểu thêm.
⇒ Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về: Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và các biến chứng rất nguy hiểm.
Virus Varicella-zoster cũng chính là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh. Những trẻ trước đó từng mắc thủy đậu có nguy cơ cao mắc zona thần kinh. Đặc biệt, nếu trẻ được sinh ra bởi người mẹ mắc thủy đậu vào tam cá nguyệt thứ ba có nguy cơ mắc và zona trong 4 năm đầu đời với tỷ lệ khoảng 15%.
Bệnh zona ở trẻ đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, các vị trí ưa thích của zona là ở mắt, tai, miệng, lưng, bụng… nếu xuất hiện ở những vị trí hiểm sẽ gây ra khó khăn cho việc điều trị. Bệnh thường kéo dài khoảng từ 2 – 4 tuần sau đó sẽ tự khỏi.
Để phòng ngừa thủy đậu ở trẻ sơ sinh, phụ nữ trước khi mang thai nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng ít nhất từ 1- 3 tháng với lịch tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng. Tuyệt đối không tiêm vắc xin thủy đậu cho phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch.
Vắc xin phòng ngừa thủy đậu được chứng minh có hiệu quả bảo vệ cho cả trẻ em và người lớn lên đến hơn 90%. Phụ nữ mang thai tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu sẽ tạo kháng thể truyền sang thai nhi qua đường máu. Khi bé chào đời, trẻ vẫn nhận được kháng thể mẹ truyền qua thông qua sữa mẹ, giúp bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trong năm đầu đời.
Khi trẻ từ 9 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng vắc xin thủy đậu sớm cho trẻ theo lịch tiêm chủng của cơ sở y tế. Phác đồ tiêm phòng cụ thể của các loại vắc xin thủy đậu đang được cấp phép lưu hành và sử dụng ở nước ta như sau:
Vắc xin | Vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) | Vắc xin Varilrix (Bỉ) | |
Đối tượng | Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | |
Lịch tiêm | Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
| Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:
|
Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em, bố mẹ cần chú ý hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đang mắc bệnh thủy đậu.
Giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt bằng cách dạy trẻ hình thành thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng.
Giữ gìn môi trường sống của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa cũng như các vật dụng trong nhà bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Thủy đậu là bệnh lý có tính chất lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Do đó, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc gần với người bệnh, bởi nước bọt/ tia nước bọt thông qua các giọt bắn có khả năng cao khiến trẻ nhiễm virus mắc bệnh.
Chú trọng thêm chế độ dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt, nâng cao đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hầu hết các trường hợp trẻ bị thủy đậu thường được bố mẹ chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ từ đó có được phương pháp điều trị thủy đậu đúng cách, an toàn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh thủy đậu đều hướng đến mục đích điều trị và giảm thiểu các triệu chứng như giảm sốt, giảm ngứa,… giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, đồng thời hạn chế biến chứng, nhất là tình trạng nhiễm trùng thứ cấp. Cụ thể:
⇒ Hãy xem chi tiết hơn: 8 cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh khỏi và an toàn.
Trẻ mắc bệnh thủy đậu có thể được chữa trị khỏi bằng việc chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Vậy trẻ cần kiêng gì khi bị thủy đậu? Để tránh gây kích ứng trên da, cản trở quá trình phục hồi da, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo cũng như các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần lưu ý những thực phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị thủy đậu cho con như:
⇒ Bạn có thể xem chi tiết: Bệnh thủy đậu ở trẻ en cần kiêng gì? Ăn gì nhanh khỏi?
CÓ! Bệnh thủy đậu có khả năng lan lan rất nhanh từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh đến khoảng 90% nếu có tiếp xúc với giọt nước bọt bắn ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, hay tiếp xúc chất dịch từ mụn nước thủy đậu bị vỡ của người đang nhiễm bệnh.
⇒ Hãy xem ngay để có thêm nhiều kiến thức qua bài viết: Thủy đậu ở người lớn: Triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc kiêng cữ một số loại thực phẩm, để chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Để làm giảm các triệu chứng của thủy đậu cho bé ngoài việc sử dụng một số loại thuốc kháng histamine, clorpheniramin hoặc thoa kem dưỡng da calamine giúp giảm ngứa cho trẻ, bố mẹ cũng cần vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm, thay đồ thường xuyên cho trẻ để giúp da sạch sẽ, thông thoáng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu các cơn đau và bù lại lượng nước bị mất đi do thủy đậu.
Chuyên gia cho biết, tùy vào thể trạng mà bệnh sẽ mất từ 7 đến 21 ngày để xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Sau đó, mất thêm khoảng 7 – 10 ngày từ giai đoạn toàn phát đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với những trẻ có hệ miễn dịch yếu, thủy đậu cũng có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần mới khỏi hẳn.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý lành tính, tuy nhiên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt là khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Khi mắc bệnh, trẻ cần được chăm sóc chu đáo và điều trị đúng cách để đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các giai đoạn của zona thần kinh của mỗi người không giống nhau. Nếu giai đoạn nhẹ bệnh chỉ biểu hiện với các triệu chứng nhẹ, nhưng...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây bệnh cho tất cả mọi người nhưng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Thủy đậu ở...
Xem ThêmCách chữa thủy đậu ở người lớn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những biến chứng không chỉ làm ảnh hưởng...
Xem ThêmBệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra các triệu chứng nặng nề hơn so với trẻ nhỏ với tình trạng nổi mẩn đỏ, sốt,...
Xem ThêmZona thần kinh không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều...
Xem ThêmCúm không chỉ là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh chóng mà còn là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem Thêm