Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra các triệu chứng nặng nề hơn so với trẻ nhỏ với tình trạng nổi mẩn đỏ, sốt, viêm họng, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là biến chứng viêm phổi, viêm não,… Do đó, việc chủng ngừa thủy đậu đầy đủ, đúng lịch cho cả trẻ em và người lớn là vô cùng quan trọng.
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng – Quản lý Y khoa KV Miền Trung Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC: “Ở Việt Nam, thủy đậu thường xảy ra từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Đây là bệnh lây nhiễm lành tính nhưng nếu không phòng ngừa bằng vắc xin, không chăm sóc và điều trị không đúng cách, thuỷ đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong”. |
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gây phát ban ngứa và phồng rộp, cùng với những triệu chứng khác. Phát ban ban đầu xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó có thể lan ra khắp cơ thể.
Dù nhiều người cho rằng thủy đậu là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, ở người lớn, nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, xương khớp…, mắc thuỷ đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. [1]
Người lớn bị nhiễm thủy đậu thường có các triệu chứng giống như trẻ em, mặc dù các triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bệnh tiến triển thông qua các triệu chứng bắt đầu từ 1 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Bệnh khởi phát từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, kéo dài 7 – 10 ngày, với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, các chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12 – 24 giờ.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thủy đậu là các đốm đỏ ngứa và chứa đầy chất lỏng. Các đốm đỏ xuất hiện trên mặt và ngực, cuối cùng lan ra toàn bộ cơ thể, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các đốm mới có thể xuất hiện trong khi các đốm cũ đang lành lại. Nếu gãi vào những chỗ này, trở thành các vết loét, có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc bị nhiễm trùng. Sau khoảng 1 tuần,các mụn nước sẽ rỉ ra, hình thành lớp vảy và lành lại.
Những triệu chứng này có thể kéo dài 5 – 10 ngày. Từ 1 – 2 ngày trước khi phát ban, người bệnh có thể lây sang những người trước đó chưa bị nhiễm thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng và khả năng lây nhiễm kéo dài cho đến khi tất cả các nốt đỏ khô đi và hình thành vảy. [2]
Người lớn, đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền hoặc những người đang điều trị bệnh… có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus thủy đậu. Thủy đậu ở người trưởng thành có thể lây qua các đường sau:
Bất cứ người lớn nào cũng đều đối mặt với nguy cơ bị mắc bệnh thủy đậu. Có một số trường hợp người lớn có nguy cơ cao bị mắc thủy đậu như:
Khi một người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch của cơ thể chưa tiếp xúc với virus gây bệnh, chưa được “tập trận” và chưa sản xuất kháng thể chống lại virus thủy đậu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm bệnh từ virus đang khu trú trong không khí hay các vật dụng ngoài môi trường. Việc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu, chưa có kháng thể là nguyên nhân khiến người lớn dễ bị nhiễm virus gây bệnh.
Người lớn có hệ miễn dịch suy yếu là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu. Một hệ miễn dịch mạnh là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của virus thủy đậu trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch yếu, người lớn dễ dàng bị nhiễm virus và có thể tiến triển thành các biến chứng nặng hơn.
Có một số yếu tố có thể gây suy yếu hệ miễn dịch ở người lớn, bao gồm:
Khi mang thai, cơ thể của thai phụ có cơ chế tự điều chỉnh miễn dịch xuống mức thấp nhất để tránh các phản ứng đào thải thai nhi, nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất, điều đó có nghĩa là sức đề kháng của mẹ bầu rất kém, tăng nguy cơ bị các tác nhân (virus, vi khuẩn) xâm nhập và gây bệnh.
Nếu mẹ bầu chưa từng tiêm ngừa thủy đậu trước đó, lúc này, cơ thể vừa bị suy giảm sức đề kháng, vừa không có kháng thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus thủy đậu, khiến nguy cơ rất cao mẹ bầu bị mắc thủy đậu trong thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.
Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh, phụ nữ mang thai cũng tăng nguy cơ tiến triển nặng hơn so với người bình thường. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể dẫn đến tử vong do viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng huyết và các biến chứng huyết học.
Theo một bài báo trên tạp chí, nguy cơ tử vong do bệnh thủy đậu ở người lớn ở Hoa Kỳ cao gấp 4 lần so với trẻ em mắc bệnh này. Ước tính có khoảng 31/ 100.000 người lớn mắc bệnh thủy đậu tử vong do các biến chứng của bệnh. [3]
Biến chứng phổ biến nhất gây tử vong là viêm phổi, biến chứng này gây khó thở, sốt, ho, đau ngực và độ bão hòa oxy thấp. Theo một bài viết trên tờ Tạp chí Y học Điều tra về “Báo cáo các trường hợp có tác động cao”, khoảng 5 – 15% người trưởng thành mắc bệnh thủy đậu có một số triệu chứng về hệ hô hấp. [4]
Khi một người suy giảm hệ miễn dịch mắc phải bệnh thủy đậu, có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng hơn và gặp phải những vấn đề khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Các biến chứng thủy đậu ở người suy giảm hệ miễn dịch có thể bao gồm:
Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Đối với người mẹ, thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như:
Đối với thai nhi, thủy đậu có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như:
⇒ Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn tại bài viết: Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Những người trước đây đã từng mắc bệnh thủy đậu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh zona. Bệnh zona là một biến chứng xảy ra khi virus VZV vẫn còn tồn tại trong các tế bào thần kinh ngay cả sau khi bệnh nhiễm trùng da đã được chữa khỏi. Virus này có thể tái phát vài năm sau đó dưới dạng bệnh zona.
Bệnh zona gây ra các cụm mụn nước gây đau đớn, nhưng mụn nước không tồn tại lâu. Tuy nhiên, cơn đau có thể kéo dài hơn ngay cả sau khi mụn nước đã biến mất. Hiện tượng này được gọi là đau dây thần kinh postherpetic hay zona thần kinh. Đây là một biến chứng nghiêm trọng có xu hướng tái phát ở người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.
⇒ Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh này tại bài viết: Zona thần kinh là gì? Triệu chứng và cách chữa trị.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, tiêm phòng vắc xin là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% người tiêm phòng vắc xin có thể tránh hoàn toàn bị mắc căn bệnh thủy đậu trong suốt cuộc đời. Khoảng 5 – 10% người tiêm phòng cũng có thể mắc căn bệnh thủy đậu, tuy nhiên bệnh thường diễn biến nhẹ, có rất ít nốt phát ban và thường không gặp biến chứng.
Sau khi tiếp xúc với virus thủy đậu, phải mất vài ngày các triệu chứng mới xuất hiện. Trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu, virus thủy đậu có thể lây truyền qua các giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mắt hoặc chất dịch từ vết phồng rộp thủy đậu của người bị nhiễm bệnh.
Dựa trên các giai đoạn tiến triển của bệnh thủy đậu, có thể thấy rằng trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày sau khi tiếp xúc với virus thủy đậu, việc tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Đây là giai đoạn tiếp xúc ban đầu và việc tiêm vắc xin có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng hoặc giảm đáng kể triệu chứng và nguy cơ biến chứng.
Trong một số trường hợp, người lớn được chống chỉ định hoặc trì hoãn việc tiêm vắc xin thủy đậu cho đến khi được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, bao gồm:
⇒ Hãy xem thêm: Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn: Ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu, đặc biệt là tránh tiếp xúc với các dịch cơ thể như nước bọt, nước mắt, chất dịch từ vết phồng rộp của người nhiễm bệnh. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, ga giường, chăn nệm, ly, đĩa,… với người đang mắc bệnh thủy đậu. Tránh đi đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cao về lây nhiễm virus thủy đậu, như trường học, bệnh viện, trung tâm chăm sóc thường niên.
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh thủy đậu, sau khi đi vệ sinh, và trước khi ăn. Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước và xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh/ nghi ngờ nhiễm bệnh. Thay quần áo và đồ gia dụng cá nhân thường xuyên.
Vệ sinh và làm sạch nơi làm việc và sinh sống thường xuyên để giữ môi trường sạch sẽ. Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong nhà như cửa tay nắm, bàn làm việc, bàn ăn, bồn cầu, lavabo,… bằng các chất khử trùng như chất khử trùng có cồn hoặc dung dịch chứa clo, để tiêu diệt virus thủy đậu.
Rửa sạch các vật dụng cá nhân như đồ chơi, ly, đĩa và các vật dụng khác bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên để loại bỏ virus thủy đậu. Rác và chất thải cần được thu gom và xử lý gọn gàng, sạch sẽ và khoa học để ngăn chặn sự phát triển và lây nhiễm virus thủy đậu.
Virus VZV chứa trong các giọt bắn nước bọt và có khả năng tồn tại lâu trong không khí, có thể lây lan sang người lành khi người bệnh/ người lành mang trung ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Vì thế, cần hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu/ nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt là tránh tiếp xúc với nước bọt và tia nước bọt của người nhiễm. Cần khử trùng cơ thể sạch sẽ ngay nếu chẳng may tiếp xúc với nước bọt của người bệnh.
Ngoài việc tuân thủ những biện pháp trên, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các chỉ định và điều trị từ bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và ngăn chặn biến chứng không mong muốn.
⇒ Xem thêm bài viết: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa.
Bệnh thủy đậu thường không cần điều trị đặc biệt, đặc biệt là đối với người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hạ sốt hoặc đơn thuốc kháng histamin để giúp giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu.
Đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng do thủy đậu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm thời gian nhiễm trùng và giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng một người có nguy cơ cao bị biến chứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để giúp giảm bớt các biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu. Thuốc kháng virus thường được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi phát ban xuất hiện.
⇒ Mời bạn xem chi tiết 8 cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất ← tại đây.
Khi bị thủy đậu, cần kiêng ăn các loại thực phẩm sau để đạt hiệu quả phục hồi tốt hơn và tránh tình trạng sẹo sau khi phục hồi như:
Bên cạnh đó, người bệnh thủy đậu cũng cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi khác để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, tăng cường sức đề kháng như thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, lòng, trứng, rau xanh, đậu: Sắt cần thiết cho hình thành hồng cầu, vận chuyển oxy và cải thiện tình trạng thiếu máu.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giúp vết thương hồi phục nhanh hơn. Đặc biệt chú ý uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, loại bỏ độc tố và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
⇒ Xem thêm: Cách hạ sốt khi bị thủy đậu.
Mất khoảng nửa tháng đến hơn 1 tháng để bệnh thủy đậu ở người lớn khỏi hẳn. Thời gian để các triệu chứng của thủy đậu xuất hiện tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 7 – 21 ngày. Sau đó, để khỏi hoàn toàn bệnh, thường mất thêm khoảng 7 – 10 ngày từ giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần.
CÓ. Thủy đậu không gây cản trở cho việc tắm ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí việc tắm gội khi bị bệnh thủy đậu còn được khuyến khích để có thể giữ cho cơ thể sạch sẽ, giảm cảm giác ngứa ngáy và tránh các nhiễm trùng do phát ban chảy dịch. Do đó, người bệnh có thể tiếp tục tắm như bình thường, nhưng không nên tắm quá lâu, hạn chế làm tổn thương vùng da phát ban để tránh viêm nhiễm. Nên tắm bằng nước ấm và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, lành tính trên da, tránh sử dụng các sản phẩm gây cảm giác kích ứng.
CÓ THỂ. Tuy nhiên, các trường hợp mắc thủy đậu lần thứ hai là rất hiếm gặp. Thay vào đó, một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% người bệnh đã từng mắc thủy đậu trước đó có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh (bệnh giời leo) do virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu khu trú trong các khu vực thần kinh tái hoạt động sau nhiều năm ngủ yên do hệ miễn dịch suy giảm.
Bệnh thủy đậu ở người lớn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Bệnh không chỉ dừng lại ở các tác động da liễu mà còn có thể dẫn đến nhiều tác động đến về thần kinh và hô hấp như viêm phổi, viêm não, viêm màng não,… và thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp nghiêm trọng không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, việc phòng ngừa bệnh thủy đậu cho cả trẻ em và người lớn là vô cùng quan trọng.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây bệnh cho tất cả mọi người nhưng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Thủy đậu ở...
Xem ThêmCách chữa thủy đậu ở người lớn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những biến chứng không chỉ làm ảnh hưởng...
Xem ThêmBệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể bùng phát thành dịch bởi tính lây nhiễm rất...
Xem ThêmZona thần kinh không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều...
Xem ThêmCúm không chỉ là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh chóng mà còn là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmTriệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn vì đây là giai đoạn có thể kiểm soát nếu...
Xem Thêm