Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Cập nhật liên tục về tình hình, tin tức COVID-19 mới nhất hôm nay (update 09h00 ngày 09/08/2022).
Cập nhật mới nhất lúc 09h00 ngày 03-06-2022
Với quy trình khoa học và thần tốc, dự án vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam đang được các hãng vắc xin dồn lực sản xuất và thử nghiệm. Trong số này, 4 dự án nổi bật đang chạy nhanh về vạch đích, đây cũng là 4 nhà sản xuất vắc xin tạo ra cuộc đua mang tính nội bộ ở lĩnh vực này tại Việt Nam.
Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ tháng 12/2020, vắc xin Nanocovax do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất là vắc xin Covid-19 “made in Việt Nam” tiến nhanh nhất trong cuộc đua tại thị trường nội địa. Ba đơn vị còn lại thuộc bộ Y tế, gồm Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac).
Cập nhật tiến trình sản xuất vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam
15/3/2022: Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang đã đánh giá kết quả giữa kì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1; đã hoàn thành tiêm 2 liều của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và hoàn thành báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, hiện đang hoàn thiện đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. NanoCovax của Cty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen hiện đang tiếp tục thu thập dữ liệu đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của vắc xin theo đề cương nghiên cứu. ARCT-154 đã hoàn thành tiêm 2 mũi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3a, 3b, 3c. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu nghiên cứu để đánh giá kết quả giữa kì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
30/12/2021: Hội đồng Đạo đức đánh giá về hiệu lực của vắc xin Nanocovax. Vừa qua, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã có cuộc họp đánh giá về hiệu lực bảo vệ qua kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 Nanocovax. Theo kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 được báo cáo tại cuộc họp, vắc xin Nanocovax làm giảm số mắc Covid-19, giảm nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong khi mắc Covid-19. Cụ thể, hiệu quả bảo vệ nhiễm bệnh có triệu chứng của vắc xin Nanocovax (cộng gộp giai đoạn 2 và giai đoạn 3) là 52,1%. Hiệu lực bảo vệ diễn tiến nặng của vắc xin Nanocovax (cộng gộp giai đoạn 2 và giai đoạn 3) là 92%. Hiệu lực bảo vệ tử vong của vắc xin Nanocovax là 100%.
Ngày 20/12/2021: Dự kiến 2022, Việt Nam sẽ có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép lưu hành khẩn cấp là vắc xin ARCT 154 và Nano Covax. Theo đó, vắc xin Nano Covax của Công ty Nanogen đã kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3c trên 13.000 người. Kết quả an toàn và đang tiếp tục đánh giá hiệu quả bảo vệ. Còn vắc xin ARCT 154 của tập đoàn Vingroup được sản xuất theo công nghệ mRNA, đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3c trên hơn 20.000 người. Nếu kết quả cho thấy hiệu quả với người tiêm dự kiến được cấp phép khẩn cấp vào đầu năm sau.
Ngày 29/9/2021: Thử nghiệm giai đoạn 2 và 3a vắc xin ARCT-154. Sáng 29/9, vắc xin ARCT-154 bắt hầu thử nghiệm giai đoạn 2 và 3a với 82 người tiêm mũi một tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Được biết, giai đoạn thử nghiệm này được triển khai gối đầu, tổ chức tại Bắc Ninh, Hà Nội và Long An, tổng số tình nguyện viên là 1.000 người. Theo kế hoạch, thử nghiệm giai đoạn 3a kết thúc vào ngày 24/11. Nhóm nghiên cứu đánh giá và báo cáo kết quả thử nghiệm vào ngày 30/12.
Ngày 27/8/2021: Hội đồng đạo đức thông qua kết quả giữa kỳ giai đoạn 3a vắc xin Nanocovax, chờ họp cấp phép. Theo quy trình, sau khi được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thông qua, hồ sơ của vaccine Nanocovax được chuyển sang Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế để tiếp tục xem xét cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nanocovax.Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, vaccine có thể được cấp phép trong vòng 20 ngày kể từ khi đại diện công ty nộp đủ hồ sơ đăng ký lưu hành cho Cục Quản lý dược.
Ngày 22/8/2021: Đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3a cho thấy vắc xin Nano Covax có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh lên tới 99,2% ở ngày thứ 42. Kết quả đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa virus bằng phương pháp PRNT50 của những người đã tiêm vaccine Nano Covax cho thấy ở thời điểm ngày thứ 42 sau tiêm mũi 1 và là ngày 14 sau tiêm mũi 2, tỉ lệ có khả năng trung hòa virus sống là 96,5%. Hội đồng Đạo đức sẽ tiếp tục xem xét kỹ báo cáo trước khi đưa ra thông cáo báo chí cuối cùng.
Ngày 12/08/2021: Đại diện Học viện Quân y cho biết 12.303 tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Nanocovax giai đoạn 3 hiện đã được tiêm đủ hai liều. Đại diện nhóm nghiên cứu vắc xin cho biết, chiều 12/8 sẽ nộp hồ sơ nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3a cho Bộ Y tế. Dự kiến ngày 15/8, Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, sẽ họp đánh giá kết quả giai đoạn 3a.
Ngày 11/08/2021: vắc xin Covivac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2. Địa điểm thử nghiệm giai đoạn hai diễn ra ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo kế hoạch thử nghiệm giai đoạn hai, số lượng người tình nguyện tăng lên 375, chia ba nhóm gồm 18-39 tuổi, từ 40 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Mỗi nhóm khoảng 125 người, tỷ lệ nam nữ tương đối cân bằng. Trong ba nhóm, thì hai nhóm sẽ tiêm thử nghiệm hai mức liều là 3 mcg, 6 mcg và một nhóm tiêm vắc xin đối chứng. Covivac dự kiến thử nghiệm giai đoạn ba vào tháng 11, đến đầu năm 2022 có đầy đủ báo cáo giữa kỳ của cả 3 giai đoạn thử nghiệm.
Ngày 10/08/2021: Chiều 10/8 Tổng giám đốc Công ty Nanogen cho biết đã ký thỏa thuận bảo mật về chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho công ty Ấn Độ. Hợp tác giữa hai công ty mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành ở Ấn Độ, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Việc sớm đưa Nanocovax vào thử nghiệm, sản xuất và phân phối trên quy mô lớn sẽ góp phần đẩy lùi đại dịch.
Ngày 28/7/2021: 12.000 tìn nguyện viên bắt đầu tiêm liều hai Nano Covax giai đoạn 3 tại 4 điểm tiêm gồm Hà Nội, Hưng Yên, Long An, Tiền Giang. Theo Bộ Y tế, vaccine Nano Covax đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tổng số tình nguyện viên tham gia là 13.000 người, từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, 3.000 người tiêm ở Hà Nội, 4.000 người tiêm ở Hưng Yên, gồm 2.000 người tại Long An và 4.000 người tại Tiền Giang. Giai đoạn ba nhằm đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vaccine. Các chỉ số đánh giá tính sinh miễn dịch của giai đoạn ba đều được thực hiện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ngày 20/7/2021: Các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3 đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 cho hơn 1.000 tình nguyện viên đầu tiên. Sau khi tiêm, sức khỏe các tình nguyện viên ổn định, không ai gặp phản ứng ngoài dự kiến. Tuần sau, 12.000 tình nguyện viên còn lại sẽ được tiêm thử nghiệm mũi thứ 2.
Ngày 17/7/2021: Bộ Y tế cho biết Việt Nam phấn đấu cuối năm 2021 sẽ nghiên cứu, sản xuất thành công 1 vắc xin ngừa Covid-19 để phục vụ tiêm chủng. Hiện tại, nước ta có 2 ứng viên vắc xin Covid-19 triển vọng, gồm: vắc xin Covid-19 Nano Covax của Công ty Nanogen đang triển khai giai đoạn 3b trên 12.000 tình nguyện viên, đã tiêm xong mũi 1 ngày 14-7, dự kiến hoàn tất mũi 2 trước ngày 15-8 để có dữ liệu báo cáo Bộ Y tế vào cuối tháng 8; vắc xin Covivac của Ivac đã thử nghiệm xong giai đoạn 1, đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 2.
Ngày 2/7/2021: Học viện Quân y đã triển khai tiêm thử nghiệm đợt 2, giai đoạn 3 của vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax của Việt Nam nghiên cứu và phát triển tại Hưng Yên. Vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu và phát triển cũng là vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Ngày 11/6/2021: Bộ Y tế ngày 11/6 phê duyệt đề cương thử nghiệm giai đoạn ba của vắc xin phòng Covid-19 Nanocovax, 200 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm mũi một. Theo kế hoạch, giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng Nanocovax thực hiện trên 13.000 người tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hưng Yên, Long An… Mục đích của thử nghiệm giai đoạn ba là đo hiệu lực bảo vệ của vắc xin.
Ngày 7/6/2021: Hơn 6.000 người đã đăng ký thử nghiệm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3 sau gần 1 tuần mở đăng ký trực tuyến. Dự kiến, cần 13.000 người để tham gia thử nghiệm giai đoạn 3. Trong đó, khoảng 1.000 người đầu tiên sẽ tiêm vắc xin này ở Học viện Quân y và huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Số còn lại sẽ thử nghiệm tại một số địa phương như Hưng Yên, Tiền Giang. Số người đăng ký tại Long An chưa được địa phương thông tin.
Ngày 24/5/2021: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Bộ Y tế sẽ họp xem xét thông qua đề cương thử nghiệm lâm sàng vắc xin ngừa Covid-19 đối với vắc xin Nano Covax. Theo Bộ Y tế, trường hợp được thông qua, sẽ tiêm thử nghiệm vắc xin trên nhóm lớn người tình nguyện từ cuối tháng 5 này.
Ngày 11/4/2021: Vắc xin phòng Covid-19 thứ hai của Việt Nam dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào quý I năm 2022. Ngày 11/4, Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), nghiên cứu vắc xin cho ra kết quả tốt. Vắc xin COVIVAC đã được đưa vào thử nghiệm và sẽ sớm được sản xuất ra thị trường khi được Bộ Y tế cấp phép, phê duyệt theo quy trình hoặc cấp phép trong trường hợp khẩn cấp.
Ngày 15/3/3021: Vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, sản xuất chính thức tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 tại Trường Đại học Y Hà Nội. Người tình nguyện tham gia nghiên cứu gồm 120 người khỏe mạnh, độ tuổi 18-59, cả nam và nữ. Với liều tiêm 2 mũi/0,5ml (tiêm vắc xin hoặc tiêm giả dược) cách nhau 28 ngày.
Ngày 10/3/2021: Sau 12 ngày tiêm, Việt Nam đã hoàn tất tiêm thử nghiệm mũi 1 giai đoạn 2 vắc xin phòng Covid-19 Nano Covax trên 560 tình nguyện viên. Hiện sức khoẻ tất cả các tình nguyện viên đều ổn định. Sau 28 ngày nữa, 560 tình nguyện viên này sẽ tiếp tục được tiêm mũi 2 vắc xin Nano Covax.
Ngày 5/3/2021: Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ bắt đầu nhận đăng ký tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 có tên Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang nghiên cứu, phát triển.
Ngày 1/3/2021: Vắc xin phòng Covid-19 thứ hai tại Việt Nam là COVIVAC do IVAC nghiên cứu, phát triển, dự kiến sẽ chính thức thử nghiệm trên người vào đầu tháng 3/2021 và hoàn thành vào tháng 10/2021. Đơn vị nhận thử nghiệm là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (NIHE) và Trường đại học Y Hà Nội. Theo đánh giá ban đầu, vắc xin có hiệu quả với biến chủng của Anh và Nam Phi, có giá khoảng 60.000 đồng/liều.
Ngày 26/2/2021: Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc thử nghiệm vắc xin Covid-19 Nano Covax trên 560 người, độ tuổi từ 18 – 65, thời gian 6 tháng. Mỗi nhóm tiêm sẽ bao gồm khoảng 180 người với các độ tuổi khác nhau để từ đó có sự lựa chọn liều cho người dân một cách hiệu quả. 28 ngày sau mũi 1, các tình nguyện viện được tiêm mũi 2.Trong vòng 7 – 10 ngày sau mũi 2, các tình nguyện viên được lấy mẫu máu xét nghiệm, đánh giá tính sinh miễn dịch. Được biết, giai đoạn thử nghiệm 2 vẫn tiếp tục với ba nhóm liều 25 mg, 50 mg và 75 mg
Ngày 25/2/2021: Học viện Quân y đã bắt đầu sàng lọc từ 50 đến 100 tình nguyện viên để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin Nano Covax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen. Mũi tiêm thử nghiệm đầu tiên của Nano Covax giai đoạn 2 dự kiến diễn ra vào ngày 26/2/2021. Bên cạnh đó, vắc xin phòng Covid-19 của Ivac (vắc xin Covivac) cũng đã thử nghiệm giai đoạn 1 và cho những kết quả khả quan.
Ngày 28/1/2021: Việt Nam tiếp tục tiêm mũi 2 liều 50mcg vắc xin Nanocovax cho 10 tình nguyện viên nhóm 2. Thử nghiệm giai đoạn 1 của vắc xin Nanocovax đã hoàn thành 80%.
Ngày 22/12/2020: Học viện Quân y tiếp tục triển khai tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax cho 17 tình nguyện viên tiếp theo với liều 25 microgam.
Ngày 17/12/2020: 3 ba tình nguyện viên đầu tiên tại Việt Nam đã tiêm mũi vắc xin Nanocovax thứ nhất.
Ngày 9/12/2020: Bộ Y tế phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vắc xin của Nanogen có tên Nanocovax.
Ngày 5/12/2020: Bộ Y tế yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 đồng thời hợp tác với các quốc gia khác.
Ngày 27/10/2020: Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiến hành thử nghiệm vắc xin trên khỉ.
Tháng 5/2020: Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen tiến hành sản xuất vắc xin Covid-19
Tháng 5/2020: Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) phối hợp với các đối tác của Mỹ để nghiên cứu vắc xin Covid-19.
Tháng 5/2020: Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng.
Những “ứng viên” vắc xin Covid-19 tại Việt Nam
Nhà sản xuất | Công nghệ | Giai đoạn | Tiến trình |
Nanogen | Protein tái tổ hợp | Thử nghiệm giai đoạn 1 | Giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng, chia làm ba đợt tiêm, mỗi đợt 20 người, thử nghiệm các liều 25, 50 và 75 mcg. |
Vabiotech | Vector virus | Tiền lâm sàng | Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng |
IVAC | Vector virus | Tiền lâm sàng | Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng |
Polyvac | Vector virus | Tiền lâm sàng | Đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng |
Cập nhật mới nhất lúc 09h00, ngày 03-06-2022
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian để có thể sớm cho ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Đến nay, sau hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đã có 66 loại vắc xin đang được các nhà nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người, trong đó có 20 loại đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng; và có ít nhất 90 loại vắc xin tiền lâm sàng đang được thử nghiệm tích cực trên động vật.
Có 3 Vắc xin đã cán đích đầu tiên trong cuộc chạy đua sản xuất vắc xin phòng đại dịch Covid là vắc xin của công ty Pfizer-BioNTech, Moderna và Sinopharm (BBIBP)
Cập nhật tiến trình sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trên Thế Giới
15/5/2022: Inovio ngừng thử nghiệm vắc xin Giai đoạn 3 và sẽ tập trung vào thử nghiệm tăng cường.
15/5/2022: ImmunityBio bắt đầu thử nghiệm vắc xin Giai đoạn 1/2.
5/5/2022: FDA giới hạn việc sử dụng vắc xin của Johnson & Johnson .
29/4/2022: Zhongyianke Biotech của Trung Quốc từ bỏ vắc xin giai đoạn 3.
29/4/2022: Vắc xin AIM của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 2.
29/4/2022: Một loại vắc xin mRNA từ Jiangsu Rec-Biotechnology bước vào giai đoạn 1.
8/4/2022: Một loại vắc xin phòng Covid-19 mRNA từ CanSino Biologics của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1.
8/4/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do tập đoàn dược phẩm CSPC của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1.
8/4/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do Sinocelltech của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3.
8/4/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do OSE Immunotherapeutics của Pháp từ bỏ vắc xin giai đoạn 1 của mình.
4/4/2022: Viện Nghiên cứu Sinh học Israel từ bỏ vắc xin vector siêu vi khuẩn
3/4/2022: vắc xin phòng Covid-19 do Akston Biosciences có trụ sở tại Massachusetts phát triển chuyển sang Giai đoạn 2/3.
25/3/2022: vắc xin phòng Covid-19 do Vaxxinity có trụ sở tại Dallas phát triển chuyển sang Giai đoạn 3.
18/3/2022: Genexine của Hàn Quốc từ bỏ vắc xin dựa trên DNA.
11/3/2022: Một loại vắc xin phòng Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA từ Đại học Melbourne được đưa vào Giai đoạn 1.
11/3/2022: Một loại vắc xin phòng Covid-19 dựa trên protein từ Đại học Melbourne bước vào Giai đoạn 1.
4/3/2022: Một phiên bản cải tiến của vắc xin phòng Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA của CureVac bước vào Giai đoạn 1.
2/3/2022: Vắc xin AIM và Liệu pháp chữa bệnh Liverna của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1.
1/3/2022: Bahrain ủy quyền một loại vắc xin virus bất hoạt từ Valneva.
1/3/2022: Iran cho phép một loại vắc xin dựa trên protein từ Đại học Baqiyatallah.
10/2/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do Dược phẩm sinh học Gennova của Ấn Độ chuyển sang giai đoạn 3
7/2/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do Đại học Airlangga của Indonesia phát triển bước vào giai đoạn 1.
7/2/2022: Vắc xin phòng Covid-19 do Eva Pharma và chính phủ Ai Cập phát triển bước vào giai đoạn 1.
12/1/2022: Vắc xin dựa trên RNA của Gritstone bio bước vào Giai đoạn 1.
12/1/2022: Đại học Baqiyatallah của Iran chuyển sang Giai đoạn 3.
12/1/2022: Công nghệ sinh học tái chế Giang Tô của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 2/3.
12/1/2022: Shionogi của Nhật Bản chuyển sang giai đoạn 3.
12/1/2022: Daiichi Sankyo của Nhật Bản chuyển sang Giai đoạn 2/3.
03/01/2022: FDA cho phép tăng cường Pfizer-BioNTech cho độ tuổi từ 12 đến 15.
28/12/2022: Ấn Độ là quốc gia đầu tiên cho phép Corbevax sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
22/12/2021: Công ty ImmunityBio tại California chuyển sang Giai đoạn 2.
20/12/2021: Ủy ban Châu u cấp phép cho vắc xin của Novavax.
17/12/2021: CDC khuyến nghị các loại vắc-xin khác thay vì Johnson & Johnson ’s.
16/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do HIPRA của Tây Ban Nha chuyển sang Giai đoạn 2/3.
16/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do DIOSynVax của Anh bước vào Giai đoạn 1.
13/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Đại học Chulalongkorn của Thái Lan chuyển sang giai đoạn 2.
13/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Baiya Phytopharm của Thái Lan chuyển sang Giai đoạn 2.
10/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Công nghệ sinh học Yantai Patronus của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1.
8/12/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do DreamTec Limited của Hồng Kông sản xuất bước vào Giai đoạn 1.
3/12/2021: VLP Therapeutics Nhật Bản bước vào Giai đoạn 1.
3/12/2021: KM Biologics của Nhật Bản chuyển sang Giai đoạn 2/3.
26/11/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Đại học McMaster của Canada phát triển tiến vào Giai đoạn 1.
24/11/2021: Canada là quốc gia đầu tiên chấp thuận hoàn toàn vắc xin Johnson & Johnson.
23/11/2021: Vaccibody của Na Uy đổi tên thành Nykode Therapeutics.
22/11/2021: Vắc xin do trung tâm Nghiên cứu Quốc gia của Ai Cập bước vào Giai đoạn 1.
20/11/2021: Akston Biosciences có trụ sở tại Massachusetts chuyển sang Giai đoạn 2.
10/11/2021: Vắc xin Covid-19 do công ty Emergex Vaccines của Anh phát triển bắt đầu Giai đoạn 1.
10/11/2021: Vắc xin Covid-19 do HK inno.N của Hàn Quốc phát triển bắt đầu vào Giai đoạn 1.
4/11/2021: OncoSec có trụ sở tại New Jersey từ bỏ vắc xin Pha 1 của mình.
4/11/2021: Viện Tế bào gốc người của Nga chuyển sang giai đoạn 1/2.
3/11/2021: Bharat Biotech là vắc xin đầu tiên của Ấn Độ nhận được sự cho phép sử dụng khẩn cấp từ WHO.
3/11/2021: Một loại vắc xin DNA từ Đại học Hồng Kông bước vào giai đoạn 1.
01/11/2021: Indonesia là quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vắc xin Novavax trong trường hợp khẩn cấp.
30/10/2021: Oravax Medical của Israel bước vào Giai đoạn 1.
23/10/2021: Iran ngừng sản xuất vắc xin Fakhravac.
21/10/2021: Shionogi của Nhật Bản chuyển sang Giai đoạn 2/3.
20/10/2021: FDA cho phép tiêm nhắc lại vắc xin Johnson & Johnson .
20/10/2021: Đại học Baqiyatallah của Iran chuyển sang giai đoạn 2.
19/10/2021: Viện Sản phẩm sinh học Lan Châu của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3.
19/10/2021: Yisheng Biopharma của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1.
15/10/2021: Một hội đồng của FDA nhất trí bỏ phiếu đề xuất liều vắc xin thứ hai của Johnson & Johnson.
13/10/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do trường Đại học Hồng Kông và Đại học Hạ Môn phát triển chuyển sang giai đoạn 3.
13/10/2021: vắc xin của Zhongyianke Biotech Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3.
12/10/2021: CureVac của Đức ngừng phát triển vắc xin phòng Covid-19 CVnCoV ở giai đoạn 3.
7/10/2021: Vắc xin do Genexine của Hàn Quốc phát triển chuyển sang Giai đoạn 2/3.
7/10/2021: Vắc xin do Vaxart ở San Francisco chuyển sang Giai đoạn 2.
6/10/2021: Vắc xin Covid-19 do Vaccibody của Na Uy phát triển bắt đầu Giai đoạn 1/2.
30/9/2021: Vắc xin Covid-19 do Eyegene của Hàn Quốc phát triển bắt đầu Giai đoạn 1/2.
28/9/2021: Hãng Sanofi của Pháp ngừng chương trình thử nghiệm vắc xin Covid-19 được phát triển theo công nghệ mRNA.
22/9/2021: FDA cho phép tiêm mũi thứ ba của vắc xin Pfizer-BioNTech cho những người từ 65 tuổi trở lên và các nhóm đối tượng khác có nguy cơ mắc bệnh cao.
22/9/2021: Một loại vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi của Đại học Washington và Bharat Biotech bước vào Giai đoạn 2/3.
22/9/2021: Một loại vắc xin Covid-19 được phát triển tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.
22/9/2021: Clover Biopharmaceuticals công bố kết quả hiệu quả của vắc xin chống lại biến thể Delta.
22/9/2021: Codagenix có trụ sở tại New York công bố kết quả Giai đoạn 1 đầy hứa hẹn.
21/9/2021: Scancell của Anh bước vào Giai đoạn 1.
20/9/2021: Pfizer cho biết liều lượng vắc xin nhỏ hơn thì an toàn và hiệu quả cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
17/9/2021: Viện nghiên cứu huyết thanh và vắc xin Razi của Iran chuyển sang giai đoạn 3.
13/9/2021: Vắc xin Covid-19 do EnGeneIC của Úc phát triển bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 1.
13/9/2021: Vắc xin Covid-19 do BIOCAD của Nga phát triển bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 1/2.
3/9/2021: vắc xin phòng Covid-19 do công ty Providence Therapeutics của Canada sản xuất bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2.
24/8/2021: vắc xin Covid-19 do Bavarian Nordic phát triển chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 2.
23/8/2021: vắc xin Pfizer-BioNTech được FDA phê duyệt hoàn toàn.
20/8/2021: Ấn Độ chấp thuận vắc xin phát triển dựa trên cơ chế DNA của Zydus Cadila được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
19/8/2021: HIPRA của Tây Ban Nha bước vào Giai đoạn 1/2.
9/8/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do viện nghiên cứu sinh học Israel phát triển bắt đầu giai đoạn thử nghiệm 2/3.
9/8/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do viện nghiên cứu y sinh City of hope có trụ sở tại California bắt đầu giai đoạn 2.
9/8/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Shanghai Zerun và Walvax Biotechnology của Trung Quốc phát triển bắt đầu giai đoạn 2.
9/8/2021: Vắc xin do trường Đại học Tubingen ở Đức phát triển bắt đầu giai đoạn 2.
9/8/2021: Vắc xin do Cellid của Hàn Quốc phát triển bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1/2.
2/8/2021: Vắc xin phòng Covid-19 do Công nghệ sinh học Shanghai Zerun và Walvax của Trung Quốc sản xuất bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1.
20/7/2021: Đài Loan cho phép sử dụng vắc xin Giai đoạn 2 do Medigen phát triển, trong trường hợp khẩn cấp.
20/7/2021: OSE Immunotherapeutics tạm dừng thử nghiệm vắc xin Covid-19 Giai đoạn 1.
20/7/2021: Vắc xin do viện Nghiên cứu Khoa học St.Petersburg của Nga bước vào Giai đoạn 1/2.
15/7/2021: Vắc xin do Đại học Kỹ thuật Trung Đông và Đại học Bilkent của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển chuyển sang Giai đoạn 2.
9/7/2021: Cuba cho phép sử dụng vắc xin Abdala trong trường hợp khẩn cấp.
8/7/2021: Baiya Phytopharm của Thái Lan bước vào Giai đoạn 1.
6/7/2021: vắc xin do công ty Dược phẩm Tetherex có trụ sở tại Oklahoma bước vào Giai đoạn 1.
30/6/2021: Công ty Altimmune có trụ sở tại Maryland loại bỏ vắc xin dạng xịt mũi Giai đoạn 1 của họ.
30/6/2021: Iran cho phép Cuba cấp phép sử dụng vắc xin Soberana 2 trong trường hợp khẩn cấp.
30/6/2021: Đại học Baqiyatallah của Iran bước vào nghiên cứu vắc xin giai đoạn 1.
22/6/2021: Vắc xin của Đại học Erciyes của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang giai đoạn 3.
22/6/2021: Vắc xin Fakhravac của Iran chuyển sang giai đoạn 2.
22/6/2021: Cuba báo cáo rằng vắc xin Abdala của họ có hiệu quả là 92%.
17/6/2021: Vắc xin thứ hai từ Kazakhstan bước vào Giai đoạn 1/2.
14/6/2021: Novavax công bố kết quả thử nghiệm, với hiệu quả tổng thể là 90,4%.
14/6/2021: Iran cho phép sử dụng vắc xin của Shafa Pharmed Pars trong trường hợp khẩn cấp.
14/6/2021: Nanogen của Việt Nam chuyển sang giai đoạn 3.
8/6/2021: Vắc xin phát triển bởi Icosavax có trụ sở tại Seattle bước vào Giai đoạn 1/2.
8/6/2021: Vắc xin phòng Covid-19 phát triển bởi hãng Vaxine của Úc chuyển sang Giai đoạn 2.
1/6/2021: Vắc xin phòng Covid-19 được phát triển bởi Bệnh viện West China của Đại học Tứ Xuyên chuyển sang giai đoạn 3.
1/6/2021: Vắc xin phòng Covid-19 của Học viện Khoa học Quân Y Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3.
25/5/2021: vắc xin phòng Covid-19 của VaxForm có trụ sở tại Pennsylvania bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1.
20/5/2021: vắc xin Covid-19 do Stemirna Therapeutics của Trung Quốc sản xuất bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1
18/5/2021: Trung Quốc cho phép sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của hãng Shenzhen Kangtai trong trường hợp khẩn cấp
14/5/2021: vắc xin Covid-19 do OSE Immunotherapeutics của Pháp phát triển bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1.
10/5/2021: FDA cho phép tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
7/5/2021: WHO cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Sinopharm .
06/5/2021: Nga cho phép một phiên bản vắc-xin Gamaleya một liều, có tên là “Sputnik Light”.
5/5/2021: Viện Sản phẩm sinh học Lan Châu của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1/2.
3/5/2021: Đan Mạch thông báo sẽ không tiếp tục sử dụng vắc xin của Johnson & Johnson.
1/5/2021: Vắc xin Covid-19 của Elixirgen Therapeutics bước vào giai đoạn 1/2.
30/4/2021: Thổ Nhĩ Kỳ của Hội đồng Nghiên cứu khoa học và công nghệ của Thổ Nhĩ Kỳ vào giai đoạn 1.
28/4/2021: Vắc xin thứ ba từ Sinopharm của Trung Quốc bước vào giai đoạn 1/2.
28/4/2021: Kazakhstan bắt đầu sử dụng công khai vắc xin QazVac của mình.
26/4/2021: Một loại vắc xin Covid-19 được phát triển bởi Đại học Y Baylor và Bệnh viện Nhi đồng Texas bắt đầu giai đoạn 3.
23/4/2021: Valneva của Pháp chuyển sang giai đoạn 3.
20/4/2021: Shafa Pharmed Pars của Iran chuyển sang giai đoạn 3.
21/4/2021: Shenzhen Kangtai của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3.
20/4/2021: Viện nghiên cứu huyết thanh và vắc xin Razi của Iran chuyển sang giai đoạn 2.
20/4/2021: Các cơ quan quản lý của EU cho biết vắc xin của Johnson & Johnson nên cảnh báo về khả năng đông máu hiếm gặp.
16/4/2021: Pfizer cho biết, có thể cần tiêm thêm vắc xin trong vòng một năm.
13/4/2021: Các cơ quan y tế Hoa Kỳ kêu gọi tạm dừng tiêm chủng Johnson & Johnson .
12/4/2021: Soberana Plus của Cuba bắt đầu thử nghiệm vắc xin giai đoạn 2.
12/4/2021: Vắc xin của Akston Biosciences có trụ sở tại Massachusetts bước vào giai đoạn 1/2.
9/4/2021: Vắc xin của Koçak Farma – Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu giai đoạn 1.
5/4/2021: Walter Reed Army Institute of Research bước vào thử nghiệm vắc xin giai đoạn 1.
5/4/2021: KM Biologics của Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm vắc xin giai đoạn 1/2.
2/4/2021: Vắc xin phòng Covid-19 được phát triển bởi OSE Immunotherapeutics của Pháp bắt đầu giai đoạn 1.
31/3/2021: Vắc xin Pfizer của BioNTech cho thấy hiệu quả cao ở nhóm đối tượng thanh thiếu niên.
30/3/2021: Vắc xin của viện Công nghệ sinh học tái chế Giang Tô của Trung Quốc triển khai giai đoạn 1.
27/3/2021: Vắc xin của đại học Kỹ thuật Trung Đông và Đại học Bilkent của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu Giai đoạn 1.
25/3/2021: Vắc xin của Zhongyianke Biotech từ Trung Quốc bước vào giai đoạn 2.
23/3/2021: Daiichi Sankyo và Đại học Tokyo bước vào giai đoạn 1/2.
22/3/2021: Thuốc chủng ngừa của AstraZeneca mang lại hiệu quả cao trong một cuộc thử nghiệm lớn ở Hoa Kỳ.
20/3/2021: Vắc xin Abdala của Cuba chuyển sang giai đoạn 3.
18/3/2021: Mỹ sẽ gửi liều lượng dư thừa của vắc xin Oxford-AstraZeneca tới Mexico và Canada.
18/3/2021: Cơ quan quản lý dược phẩm của Châu u cho biết vắc xin Oxford-AstraZeneca là an toàn.
16/3/2021: Medicago của Canada bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 một loại vắc xin phòng Covid-19 có nguồn gốc từ thực vật.
16/3/2021: Bộ Quốc phòng Iran công bố vắc xin giai đoạn 1 mới.
15/3/2021: Trung Quốc ủy quyền một loại vắc xin của Anui Zhifei Longcom và IMCAS.
13/3/2021: Brazil chấp thuận hoàn toàn cho vắc-xin Oxford-AstraZeneca.
12/3/2021: Một loại vắc xin từ Sanofi và Translate Bio bước vào giai đoạn 1/2.
11/3/2021: Liên minh Châu u cấp phép vắc xin của Johnson & Johnson .
09/3/2021: Bavarian Nordic và tập đoàn PREVENT-nCoV bước vào giai đoạn thử nghiệm vắc xin Covid-19 1/2.
09/3/2021: Trung Quốc Học viện Khoa học Quân Y chuyển sang giai đoạn 2.
09/3/2021: Nanogen Biopharmposeica của Việt Nam chuyển sang giai đoạn 2.
05/3/2021: Canada ủy quyền vắc xin của Johnson & Johnson.
04/3/2021: Vắc xin Soberana 2 của Cuba bước vào giai đoạn 3.
01/3/2021: VBI Vaccines có trụ sở tại Massachusetts bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 1/2.
27/2/2021: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép vắc xin của Johnson & Johnson được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
26/2/2021: Canada cho phép sử dụng vắc xin Oxford-AstraZeneca trong trường hợp khẩn cấp.
25/2/2021: Bahrain cho phép sử dụng vắc xin của Johnson & Johnson trong trường hợp khẩn cấp.
22/2/2021: Một loại vắc xin được phát triển bởi Trường Y Icahn thử nghiệm giai đoạn 1.
22/2/2021: Sanofi chuyển sang giai đoạn 2.
20/2/2021: Nga phê duyệt vắc xin của Trung tâm Chumakov (tại Viện khoa học Nga) để sử dụng sớm.
18/02/2021: Hãng dược Shenzhen Kangtai của Trung Quốc thử nghi%E
Ngày 31/5, Bộ Y tế cho biết có 1.010 ca mắc COVID-19 mới tại 40 tỉnh, thành phố; trong ngày số khỏi gấp 5 lần số mắc mới; Có 1 F0 ở Bình Dương tử vong
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (251), Yên Bái (78), Vĩnh Phúc (61), Phú Thọ (59), Nam Định (49), Quảng Ninh (39), Nghệ An (35), Lào Cai (33), TP. Hồ Chí Minh (32), Tuyên Quang (28), Thái Nguyên (24), Thái Bình (23), Hòa Bình (22), Hải Dương (22), Đà Nẵng (20), Sơn La (20), Lâm Đồng (18), Hải Phòng (18), Hà Tĩnh (15), Hà Giang (15), Bắc Kạn (14), Cao Bằng (13), Thanh Hóa (13), Quảng Trị (12), Quảng Bình (12), Hà Nam (11), Ninh Bình (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Lạng Sơn (9), Thừa Thiên Huế (8 ), Bắc Giang (7), Bình Phước (7), Hưng Yên (6), Cà Mau (4), Quảng Ngãi (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (1), Đồng Nai (1), Bến Tre (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-265), Hải Dương (-30), Hải Phòng (-18).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+42), Phú Thọ (+37), Vĩnh Phúc (+33).
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Từ 16h ngày 1/6 đến 16h ngày 2/6, Bộ Y tế ghi nhận 1.088 ca nhiễm mới (tăng 41 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 910 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (238), Bắc Ninh (116), Yên Bái (58), Vĩnh Phúc (45), Lào Cai (42), Quảng Ninh (40), Phú Thọ (39), Tuyên Quang (37), Nghệ An (36), Quảng Bình (31), Hải Dương (29), TP.HCM (26), Thái Nguyên (25), Hà Giang (23), Đà Nẵng (22);
Sơn La (22), Hải Phòng (21), Nam Định (20), Lâm Đồng (18), Thái Bình (18), Tây Ninh (18), Điện Biên (15), Bắc Kạn (15), Quảng Trị (14), Hà Nam (13), Cao Bằng (11), Hòa Bình (10), Lai Châu (10), Thanh Hóa (9), Ninh Bình (8), Lạng Sơn (8);
Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bình Dương (6), Bình Phước (6), Hưng Yên (6), Phú Yên (5), Bắc Giang (5), Cà Mau (3), Khánh Hòa (2), Đồng Nai (2), Quảng Ngãi (2), Thừa Thiên Huế (2), Bình Định (2), Bến Tre (1), Vĩnh Long (1), Đồng Tháp (1).
Ngày 2/6, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 1.120 ca trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Từ 16h ngày 31-5 đến 16h ngày 1-6, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.047 ca nhiễm mới trong nước (tăng 37 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 871 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (245), Yên Bái (67), Vĩnh Phúc (61), Nghệ An (56), Bắc Ninh (44), Phú Thọ (42), Quảng Ninh (38), Quảng Bình (37), Tuyên Quang (34), Đà Nẵng (33), Lào Cai (32), Quảng Trị (28), TP.HCM (26), Bắc Kạn (25), Lai Châu (23), Thái Nguyên (23), Thái Bình (20), Hà Nam (20), Hòa Bình (20),
Bình Định (18), Ninh Bình (17), Hưng Yên (14), Hải Dương (14), Lâm Đồng (13), Hà Tĩnh (12), Nam Định (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Sơn La (9), Cao Bằng (8), Hà Giang (7), Bình Thuận (7), Lạng Sơn (6), Thanh Hóa (6), Gia Lai (5), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (4), Bắc Giang (4), Bình Dương (1), Vĩnh Long (1), Đồng Tháp (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-38), Hải Phòng (-18), Phú Thọ (-17).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+44), Quảng Bình (+25), Lai Châu (+23).
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Tính từ 16h ngày 29/5 đến 16h ngày 30/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.118 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 228 ca so với ngày trước đó) tại 45 tỉnh, thành phố (có 999 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Bắc Ninh (265), Hà Nội (261), Yên Bái (62), Hải Dương (52), Quảng Ninh (42), Hải Phòng (36), Đà Nẵng (35), Tuyên Quang (31), Vĩnh Phúc (28), Thái Nguyên (25), Hà Giang (24), Thái Bình (23), Phú Thọ (22), Nghệ An (21), Quảng Bình (19), Lào Cai (17), Bắc Kạn (15), Hưng Yên (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hà Tĩnh (11), Hòa Bình (8 ), Điện Biên (7), Lạng Sơn (7), Nam Định (7), Quảng Ngãi (6), Lâm Đồng (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nam (6), Cao Bằng (6), Sơn La (6), Bắc Giang (5), Gia Lai (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (4), Khánh Hòa (4), Bình Thuận (4), Bình Dương (3), Ninh Bình (2), Vĩnh Long (2), Đồng Nai (1), Bình Định (1), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Cà Mau (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (-39), Hà Nội (-21), Hòa Bình (-13).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+265), Hải Dương (+43), Hải Phòng (+20).
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Ngày 29/5, Bộ Y tế cho biết có 890 ca mắc COVID-19 mới. Đây là số ca thấp nhất trong gần 11 tháng qua. Trong ngày số khỏi gấp gần 10 lần số mắc, không có F0 tử vong.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (282), Yên Bái (67), Nghệ An (60), Quảng Ninh (46), Vĩnh Phúc (40), Tuyên Quang (39), Phú Thọ (30), Thái Nguyên (30), Đà Nẵng (25), Thái Bình (25), Hòa Bình (21), Lào Cai (21), Quảng Bình (20), TP. Hồ Chí Minh (18), Hải Phòng (16), Sơn La (16), Quảng Trị (15), Hà Giang (12), Hà Tĩnh (12), Lai Châu (10), Điện Biên (9), Hải Dương (9), Nam Định (8 ), Lâm Đồng (8 ), Hưng Yên (8 ), Lạng Sơn (6), Thanh Hóa (6), Bắc Kạn (5), Hà Nam (5), Thừa Thiên Huế (5), Ninh Bình (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bình Định (2), Gia Lai (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (1), Tây Ninh (1), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-36), Lào Cai (-32), Vĩnh Phúc (-30).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (+18), Hải Phòng (+3), Hòa Bình (+2).
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống