Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Giữa bối cảnh F0 cộng đồng gia tăng chóng mặt, các cơ sở cách ly, điều trị y tế rơi vào tình trạng quá tải, TP.HCM đã khẩn trương, quyết liệt áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn Covid-19 thông qua chỉ thị 11. Cụ thể, từ 0h ngày 23/8, TP.HCM thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” theo công văn số 2718 của UBND TP.HCM.
Chỉ thị 11 là quyết định mới nhằm tăng cường siết chặt các biện pháp phòng, chống Covid-19 với yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố, phường xã cách ly với phường xã,…
Sau 82 ngày giãn cách xã hội theo nhiều chỉ thị số 10, 12, 15, 16 và 19, tối ngày 22/8/2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký chỉ thị khẩn số 11 nhằm nâng cao giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 triệt để tại 312 xã, phường trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, việc siết chặt giãn cách xã hội dựa trên 4 yếu tố: Trung ương tăng cường thêm quân đội, công an, y tế cùng với lực lượng thành phố sẵn có; Bổ sung thêm thiết bị, thuốc men phù hợp với tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh; Cung cấp thêm lương thực phẩm cho người dân và cuối cùng thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao, siết chặt so với Chỉ thị 16.
Chỉ thị số 11 tại TP.HCM được ban hành nhằm thực hiện Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/08 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM trước ngày 15/9, UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội với các biện pháp như sau: (1)
Nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống về “trạng thái bình thường mới”, Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM đã ban hành nhiều chỉ thị, biện pháp cấp bách về giãn cách xã hội để siết chặt, ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 qua nhiều giai đoạn gồm:
Đây là chỉ thị “nới lỏng” các biện pháp hạn chế về giãn cách xã hội để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 được Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 24/4/2020 trong diễn biến dịch bệnh mới. Chỉ thị 19 quy định các nội dung gồm: đảm bảo quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết được tổ chức,…
Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Chỉ thị quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong 1 phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét tại các địa điểm công cộng. Đồng thời, chỉ thị khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác.
Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chỉ thị 16 đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn, đảm bảo thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly, yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Chị thị số 10 là quyết định mới được ban hành vào tối ngày 19/6/2021, nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối tuân thủ nghiêm các quy định, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Chỉ thị số 10 triển khai trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 và tăng cường thêm các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan.
Là chỉ thị mới nhằm tăng cường một số biện pháp thực hiện các biện pháp của Chỉ thị số 16 được Ban thường vụ Thành uỷ TP.HCM ban hành vào ngày 22/7/2021. Theo đó, chỉ thị số 12 yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp: “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; đảm bảo khoảng cách “cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình”; thu hẹp các nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16,…
Đây là chỉ thị khẩn mới nhất được UBND TP.HCM ban hành vào tối ngày 22/08/2021, đảm bảo thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Ngày 23/08/2021, UBND TP.HCM có công văn số 2800/UBND-VX điều chỉnh, bổ sung các lực lượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt gồm:
Ngoài ra, chỉ thị số 11 của TP.HCM quy định 18 nhóm đối tượng được phép lưu thông từ 0h ngày 23/08/2021 gồm:
Đáng chú ý, từ 0h 23/8 đến 6/9, tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố sẽ thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Những trường hợp này phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0h ngày 23/8, tối đa 1/4 tổng số người của đơn vị.
Trong kế hoạch 2716 về Triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn TP.HCM (từ ngày 15/08/2021), thành phố đã đánh giá và phân loại thành các vùng cụ thể với tiêu chí trong phạm vi tổ dân phố, tổ nhân dân như sau:
Mức nguy cơ | Vùng | Tiêu chí |
Bình thường mới | Vùng xanh | Trên 14 ngày không có F0 mới |
Bình thường mới | Vùng cận xanh | Trong 7 ngày không có F0 mới |
Nguy cơ | Vùng vàng | 1 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày nhưng không tiếp xúc hộ khác trong tổ |
Nguy cơ cao | Vùng cam | 2 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày; hoặc 1 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày và có tiếp xúc hộ khác trong tổ |
Nguy cơ rất cao | Vùng đỏ | Trên 3 hộ gia đình có F0 |
Để cung ứng hàng hóa cho người dân trong điều kiện siết chặt giãn cách xã hội, UBND TP.HCM đã làm việc với các quận, huyện và TP. Thủ Đức cùng hệ thống bán lẻ trên địa bàn về việc cung cấp hàng hóa và an sinh xã hội khi thành phố thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”.
Cụ thể, với người dân chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp, người dân trả tiền, 1 lần/1 tuần. Với những người khó khăn sẽ nhận được các gói hỗ trợ thông qua các túi an sinh. Trước đó, theo hướng dẫn, người dân ở “vùng xanh” và “vùng vàng” có điều kiện được đi chợ 1 lần/ 1 tuần.
Trong 2 tuần thực hiện chỉ thị số 11, các điểm cung ứng hàng hóa vẫn mở cửa hoạt động. Sở Công Thương TP.HCM cho biết toàn thành phố có 3.000 điểm cung ứng hàng hóa gồm siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… Hiện tại, thành phố chỉ có 194/234 chợ truyền thống; 3 chợ đầu mối; 168/2.895 cửa hàng tiện lợi; 9/106 siêu thị tạm ngưng hoạt động.
Trong 2 tuần tới, các địa phương sẽ xét nghiệm toàn bộ hộ dân “vùng đỏ” bằng phương thức test nhanh, mẫu gộp.
Ngoài ra, thành phố bổ sung xét nghiệm một số đối tượng: Nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).
Thành phố triển khai phương án xét nghiệm virus Corona với từng vùng nguy cơ gồm:
Khu vực | Loại xét nghiệm | Tần suất | Mục tiêu |
Vùng bình thường mới (xanh – cận xanh) | Xét nghiệm PCR gộp 10 | 2 lần cách nhau 7 ngày | Giải phóng vùng sạch |
Vùng nguy cơ (vàng) | Xét nghiệm PCR gộp 5 | Xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm, đại diện các hộ gia đình | Chuyển vùng vàng thành vùng xanh |
Vùng nguy cơ cao (cam – đỏ) | Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh | Xét nghiệm theo hộ gia đình | Biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa |
Khu phong tỏa | Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh | Xét nghiệm theo hộ gia đình; Xét nghiệm lại mỗi 5-7 ngày | Thu hẹp phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa |
Ngoài khu phong tỏa | Xét nghiệm PCR mẫu đơn/gộp; hoặc kháng nguyên nhanh | Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; hoặc vùng nguy cơ (theo hộ gia đình) | Phát hiện sớm F0 |
F0 phát hiện tại cộng đồng | Xét nghiệm PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh | Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; có yếu tố nguy cơ như trên 65 tuổi, có bệnh lý nền, béo phì; có yếu tố dịch tễ. | Phát hiện sớm F0 |
Trong khi số bệnh nhân mới mắc Covid-19 vẫn duy trì ở mức cao, hệ thống điều trị rơi vào quá tải nghiêm trọng, nhiều cơ sở không còn chỗ để tiếp nhận bệnh nhân. Để đáp ứng kịp thời, TP.HCM tiến hành lập 400 trạm y tế lưu động (1 bác sĩ; 2 y tá, điều dưỡng; 4 tình nguyện viên) tại các khu vực nhiều F0, cụ thể:
F0 phát hiện qua xét nghiệm sẽ được phân tầng điều trị:
Theo Công văn 2718 của UBND TP.HCM, người đi tiêm vắc xin Covid-19 thuộc diện được phép ra đường. Do đó, trong thời gian 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội, người dân vẫn được đi tiêm vắc xin theo sự tổ chức của địa phương.
TP.HCM đặt mục tiêu đến 15/9, tối thiểu 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố được tiêm 1 mũi vắc xin Covid-19 và 15% người dân được tiêm 2 mũi.
Chỉ thị số 11 của TP.HCM quy định doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 4 phương án:
Trên đây là những thông tin cần biết về Chỉ thị 11 với các biện pháp tăng cường cứng rắn để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả. Trước bối cảnh số ca mắc và tử vong do SARS-CoV-2 gia tăng kỷ lục, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, không được chủ quan, không lơ là, mất cảnh giác, thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 khi có cơ hội, không nên trì hoãn hay “kén chọn”.