Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ, đúng lịch không chỉ phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin mà còn bảo vệ những người có hệ miễn dịch yếu. Vậy quên lịch tiêm mũi COVID-19 thứ 2 vắc xin có giúp cơ thể phòng được COVID-19 hay không? Cần làm gì khi quên tiêm mũi COVID-19 thứ 2?
Vaccine COVID-19 là vắc xin có khả năng tạo ra kháng thể giúp cơ thể nhận biết và chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Tất cả các loại vắc xin COVID-19 qua thử nghiệm lâm sàng đều được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc phòng, tránh triệu chứng nghiêm trọng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.
Vắc xin chính là biện pháp chủ động, quan trọng nhất giúp nhân loại sớm chấm dứt đại dịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Từ khi được triển khai vào đầu tháng 12/2020 đến nay, đã có gần 5 tỷ liều vắc xin COVID-19 được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có vắc xin COVID-19 của AstraZeneca (Vương quốc Anh).
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), COVID-19 Vaccine AstraZeneca cần hoàn thành đủ phác đồ 2 mũi để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tối đa. Thực tế cho thấy, xu hướng bỏ qua liều vắc xin COVID-19 thứ 2 ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch, trong trường hợp chủng ngừa không đủ liều, không đúng lịch, người được chủng ngừa vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, vaccine ngừa COVID-19 là “chìa khóa” quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách 2 mét với những người xung quanh là biện pháp giúp giảm khả năng tiếp xúc và lây lan virus, tuy nhiên các biện pháp này là không đủ. Do vậy, cần kết hợp các biện pháp trên với chủng ngừa vắc xin, nâng hiệu quả phòng COVID-19 ở mức cao nhất. (1)
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, chích mũi vắc xin COVID-19 nhắc lại không chỉ tăng cường sức mạnh miễn dịch, tăng khả năng bảo vệ cho bản thân mà còn xây dựng khả năng miễn dịch cho cộng đồng. (2)
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến chủng mới, các chuyên gia nhấn mạnh, tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 hoàn toàn có thể tránh được nếu việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 được thực hiện đầy đủ.
Nếu bạn bỏ lỡ lịch tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 vì bất kỳ lý do nào như lo sợ các tác dụng phụ (chẳng hạn các triệu chứng như cúm), bệnh (sốt) trong ngày tiêm chủng hoặc bận công việc, quên lịch tiêm,… thì nên đến trung tâm tiêm chủng gần nhất và tiếp tục hoàn thành lịch tiêm càng sớm càng tốt. Cần lưu ý, lịch tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 2 không được sớm hơn thời gian khuyến nghị.
Mũi tiêm nhắc lại lý tưởng của vắc xin COVID-19 AstraZeneca (Anh) có thể được tiêm trong vòng 4 – 12 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, cần tuân thủ mũi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai đúng theo khuyến cáo.
Theo khuyến cáo, tốt nhất nên thực hiện cả hai mũi vắc xin COVID-19 tại cùng một địa điểm nhằm thuận tiện cho việc theo dõi hồ sơ, lưu trữ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, nếu nơi đăng ký vaccine COVID-19 hết liều, người tiêm chủng có thể đến điểm trung tâm tiêm chủng khác để hoàn thành mũi vắc xin còn lại.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và Cục quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định, các loại vắc xin COVID-19 đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả và an toàn trong việc đánh bại virus SARS-CoV-2. Nhiều người tin rằng, chỉ với một mũi vắc xin COVID-19 là đủ khả năng miễn dịch trước virus gây bệnh nên bỏ lỡ lịch mũi tiêm Covid-19 thứ 2. Tuy nhiên, thực tế chứng minh tỷ lệ miễn dịch với COVID-19 giảm xuống rất nhiều nếu bỏ lỡ hoặc trì hoãn liều vắc xin thứ 2.
Hiện nay, tất cả các loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt đa số đều sử dụng phác đồ tiêm chủng 2 liều, trừ vắc xin của Johnson & Johnson (Mỹ). Đối với vaccine COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam, cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 4-12 tuần.
COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh là dung nạp tốt và hiệu quả lên đến 89% đối với người trưởng thành, giúp ngăn ngừa, giảm tỷ lệ bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19. Theo các nghiên cứu mới đây, các loại vắc xin COVID-19 đã được triển khai tiêm chủng ở các quốc gia vẫn hoàn toàn đạt hiệu quả cao trước biến thể Delta và bảo vệ người được chủng ngừa khỏi các diễn biến nghiêm trọng của bệnh. Bởi lẽ, chủng này không khác so với chủng virus ban đầu đến mức nó có thể “né” được các mũi vắc xin.
Trước đó, Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), vắc xin Pfizer giúp giảm 96% tỷ lệ nhập viện điều trị do biến chủng Delta, vắc xin AstraZeneca đạt tỷ lệ là 92%. Bên cạnh đó, cả 2 loại vắc xin này cũng đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh chuyển biến nặng là hơn 90%.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa 30 triệu liều COVID-19 Vaccine AstraZeneca (Vương Quốc Anh) về Việt Nam và tự hào được AstraZeneca lựa chọn là 1 trong 3 đơn vị duy nhất tại Việt Nam được quyền phân phối COVID-19 Vaccine AstraZeneca với số lượng lớn.
Để có được thành quả này, VNVC cần phải chứng minh năng lực về nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, triển khai tiêm chủng, mở rộng thêm nhiều trung tâm tiêm chủng tại các tỉnh thành, xây dựng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold Chain) trên diện rộng với hệ thống kho lạnh, xe lạnh vận chuyển vắc xin và hệ thống tủ bảo quản chuyên dụng, giữ vắc xin ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 – 8 độ C và hệ thống kho lạnh âm sâu giữ vắc xin ở nhiệt độ âm 86 đến âm 40 độ C, lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, sẵn sàng phân phối và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ ở nhiệt độ âm sâu.
Hiện nay, vắc xin Covid-19 đang được tiêm chủng dựa theo sự phân bổ của Chính phủ cho từng địa phương theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch và hiệu quả. VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên và duy nhất đưa được 30 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca về cho nhân dân chống dịch, nay lại đóng góp sức người, sức của cho các chiến dịch tiêm chủng tại TP.HCM và Bình Dương và các địa phương. Với lợi thế hệ thống lớn gần 60 Trung tâm trên toàn quốc, VNVC dễ dàng điều động, tăng cường nhân sự cho các địa phương, đồng thời sẵn có quy trình an toàn tiêm chủng đảm bảo cho việc tiêm lưu động với số lượng lớn.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC có đội ngũ nhân sự gần 5.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chuyên nghiệp. Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao.
Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028 7102 6595 – 1900 633 858, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin COVID-19 không? Trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên ăn uống ra sao?… là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Các chuyên gia cho biết, mặc dù không có ảnh hưởng lớn nhưng một chế độ ăn uống đơn giản, hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc xin. Ngoài ra, bạn cần xem thêm bài viết các câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19 cần phải chú ý nữa nhé!
Theo CDC Hoa Kỳ, một số người ít sẽ gặp các phản ứng phụ thông thường sau tiêm chủng như: mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn,… Nghiên cứu cho thấy, việc uống rượu nhẹ có thể gây ra tình trạng mất nước, khó phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin với cơ thể. (3)
Đồng thời, uống rượu làm căng thẳng hệ miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể – một tác nhân khác gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.
Đây là một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa cảm giác trước và sau khi tiêm phòng. (4)
Uống nước và ăn nhẹ trước khi chủng ngừa có thể ngăn ngừa ngất xỉu liên quan đến lo lắng, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt rất cần thiết với người có tiền sử ngất xỉu trong lần tiêm chủng trước.
Một số người bị buồn nôn sau khi tiêm, để chủ động phòng ngừa, có thể mang sẵn một số thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa: súp rau, chuối, sốt táo, nước dừa, gạo lứt, khoai tây,… đồng thời uống đủ nước để cơn buồn nôn giảm bớt. Sau khi tiêm phòng, nếu chán ăn, hãy tăng cường ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ, ăn nhiều loại thực phẩm tươi, nguyên chất để đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin chi tiết tại bài viết: Trước và sau tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì, kiêng gì, chuẩn bị gì?
Việc quên tiêm mũi COVID-19 thứ 2 sẽ làm suy giảm đáng kể hiệu quả bảo vệ, triệu chứng, nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19. Chủng ngừa vaccine COVID-19, tạo miễn dịch cộng đồng được xem là chiến thuật hiệu quả nhất để khống chế thành công dịch bệnh. Tuy nhiên, mỗi người cần kết hợp hài hòa, song song “vắc xin + thông điệp 5K” để có sự bảo vệ tốt nhất khỏi sự tấn công của COVID-19, tạo tiền đề giữ vững, tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội.