Mon - Sun: 7:30 AM - 5:00 PM (without lunch break *)
Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng được khuyến cáo trước khi mang thai, giúp mẹ bầu và bé yêu được bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế tối đa nguy cơ dị tật thai nhi. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ nhất các mẹ cần ghi nhớ.
Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.
Bà bầu cần được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ cho cả mẹ và con yêu
Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu thai phụ mắc phải trong thời gian mang thai:
Sởi – Quai bị – Rubella tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ), MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ)
* Lịch tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella là vắc xin quan trọng cần phải tiêm ít nhất 1-3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai
Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây thủy đậu từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi chào đời từ 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong.
Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện nay, VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu: Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
Vắc xin thủy đậu được khuyến cáo tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất 1-3 tháng
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp nặng nhất, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi, bé nhẹ cân hoặc sinh non. Vắc xin ngừa cúm hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi, người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc xin ngừa cúm mùa
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây lan cho bé. Vì vậy, trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ cho cả mẹ và con. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).
Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:
Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B là giải pháp quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
Trong thời gian mang thai, bà bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của chị em tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.
Xem thêm:
* Lịch tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu:
Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cần được tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh
Đối với phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm, đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa viêm gan B, tuy nhiên, tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai.
Là hệ thống tiêm chủng cao cấp tại Việt Nam, VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho bà bầu với dịch vụ tận tình, chu đáo. Các bà bầu sẽ không còn lo lắng về tình trạng hết vắc xin hoặc chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký. Tại VNVC, bà bầu sẽ được thụ hưởng những dịch vụ tiện nghi bao gồm phòng chờ thoáng mát, rộng rãi, máy lạnh 4 chiều mát mẻ, wifi, nước uống miễn phí, đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tình sẵn sàng hỗ trợ mẹ bầu trong mọi hoàn cảnh.
Ngoài ra, VNVC còn cung cấp Gói vắc xin dành cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai với các loại vắc xin được nhập khẩu từ nước ngoài của các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo quyền lợi cho mẹ bầu ngay cả trong thời điểm vắc xin khan hiếm.
Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ lẫn thai...
Xem ThêmMang thai và sinh con là niềm vui to lớn của người làm mẹ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của thai kỳ không ít bà bầu...
Xem ThêmKhi mang thai lần 3, ít nhiều người phụ nữ cũng đã có kinh nghiệm trong việc tiêm phòng từ những đợt mang thai trước. Tuy nhiên,...
Xem ThêmTiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng,...
Xem ThêmBên cạnh chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng vắc xin cho bà bầu giữ vai trò đặc...
Xem Thêm